Fica
  1. Quốc tế

Ấn Độ có thể siết thêm xuất khẩu gạo

Phương Liên
Phương Liên

Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đang cân nhắc áp thêm thêm biện pháp siết các hoạt động xuất khẩu gạo khi giá lương thực trong nước tăng cao.

Chính phủ Ấn Độ cân nhắc áp thuế xuất khẩu với gạo đồ, nhưng hiện vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Gạo đồ là loại gạo thu được từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô, sau đó mới được gia công chế biến qua các công đoạn chế biến khác như xay, xát, đánh bóng.

Giá gạo tại châu Á đã lên cao nhất 15 năm sau khi Ấn Độ tháng trước thông báo cấm xuất khẩu các loại gạo không phải là Basmati và Thái Lan đối mặt với rủi ro sản lượng giảm. Chính phủ Ấn Độ đang tìm cách hạ nhiệt giá lương thực trong nước trước cuộc bầu cử sớm vào đầu năm tới.

Trong tháng này, giá gạo tại châu Á đã tăng lên cao nhất gần 15 năm sau khi Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, tuyên bố cấm xuất khẩu gạo non-basmati. Đây là một nỗ lực của Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi nhằm hạ nhiệt giá lương thực trong nước trước cuộc bầu cử vào đầu năm tới. Gần đây, họ cũng nhắm tới đà tăng của giá hành tây.

Các quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới (Biểu đồ: Phương Liên)

Ngoài cấm xuất khẩu gạo non-basmati, Ấn Độ cũng đã cấm xuất khẩu lúa mì, đường, đồng thời hạn chế dự trữ một số loại nông sản. Quốc gia này cũng đang xem xét bãi bỏ thuế nhập khẩu 40% đối với lúa mì, cà chua và ngũ cốc từ kho dự trữ nhà nước để cải thiện nguồn cung.

Ấn Độ hiện phải vật lộn với lạm phát, khi giá nhiều loại lương thực, hoa quả và rau củ tăng vọt. Ngoài việc cấm xuất khẩu một số loại gạo, họ cũng đã hạn chế bán lúa mỳ và đường. Quốc gia Nam Á này đang cân nhắc bỏ thuế nhập khẩu 40% với lúa mỳ, đồng thời bán cà chua và ngũ cốc từ kho dự trữ quốc gia để cải thiện nguồn cung trong nước.

Huỳnh Anh