Ông Mark Gillin, Thành viên ban lãnh đạo, cựu Chủ tịch AmCham Vietnam
Giới kinh doanh Mỹ không cảm thấy bất ngờ khi Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra vào năm nay, vì nó đã nhen nhóm từ năm 2011.
Đồng thời, ít có khả năng Tổng thống Donald Trump sẽ từ bỏ các biệt pháp trừng phạt Trung Quốc, ít nhất là cho đến cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới.
Tuy nhiên, dù cuộc đấu giữa 2 người khổng lồ Mỹ - Trung có lâu hơn nữa, Việt Nam cũng không nên quá lo lắng bởi lẽ, tác động xấu ít, tác động tốt nhiều. Nếu các doanh nghiệp biết cách tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam còn có thể gặt hái nhiều cơ hội từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Ông Trump đã nhiều lần thuyết giảng về mối đe dọa kinh tế từ Trung Quốc hay một sự đối đầu với Trung Quốc trong suốt 30 năm qua, vì vậy diễn biến này chẳng có gì đáng ngạc nhiên".
Hiện tại, ông Donald Trump xem đây là một bước đi thắng lợi về mặt chính trị để chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ năm 2018, bất chấp sự phản đối của giới truyền thông, doanh nghiệp và các nhà tài trợ, do đó, ít có khả năng ông Trump từ bỏ cuộc chiến này. Các thương nhân Mỹ hy vọng rằng: xung đột Mỹ - Trung sẽ chấm dứt khi thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, hàng tiêu dùng tăng giá hoặc bầu cử chấm dứt.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ khiến nền kinh tế của Nhật – Trung – Mỹ, 3 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tăng trưởng chậm hơn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có cơ hội của mình.
Trước năm 2018, khoảng 50% hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc liên quan đến ‘gia công thương mại’ với các nguyên liệu đầu vào trung gian được sản xuất ở các nơi khác, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực ASEAN và được nhập khẩu vào Trung Quốc để lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng, sau đó xuất sang Mỹ cùng các nước phương Tây khác.
Với biện pháp áp thuế cao của Mỹ lên hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc, cơ hội sẽ đến với các quốc gia ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, lúc thị trường gia công chuyển từ Trung Quốc sang các quốc gia khác.
Điều này đã xảy ra trong vài năm gần đây với các mặt hàng ngành dệt may, giày dép, đồ nội thất và hàng tiêu dùng, trong tương lai, nó có thể xảy ra với các ngành có giá trị cao hơn như điện tử, công nghiệp và ô tô.
Tuy nhiên, để các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) Việt Nam chen chân trong chuỗi cung ứng toàn cầu không phải là điều dễ dàng. Hiện tại, các SME chỉ chiếm tầm 23% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam, tỷ lệ trong mạng lưới sản xuất toàn cầu còn rất thấp.
Muốn nâng cao khả năng kết nối vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các SME Việt cần chú trọng các điều sau: trở thành nhà cung ứng đủ điều kiện đối với các công ty Mỹ và toàn cầu, đăng ký mã số D-U-N-S – một công cụ nhận diện toàn cầu, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), tham gia các triển lãm thương mại các ngành công nghiệp tại Mỹ, kiểm tra và chứng nhận chất lượng - an toàn - nhân công - môi trường, trang web công ty…
Các SME Việt Nam cần phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin về thị trường Mỹ, yêu cầu chứng nhận chất lượng sản phẩm, bao bì, vệ sinh an toàn, môi trường… cho từng loại mặt hàng cụ thể cũng như những trang web/tổ chức đăng ký chứng nhận cụ thể. Một vài tổ chức kiểm nghiệp/chứng nhận mà Mỹ công nhận: bureauveritas, intetek Vietnam, Quatesk 3, SGS, UL…
Bên cạnh đó, đại diện đến từ AmCham còn cung cấp thêm cho các SME danh sách các triển lãm thương mại thường niên của Mỹ như MAGIC tại Las Vegas tháng 2 và 8, hàng tiêu dùng - ADS tại Las Vegas tháng 3 và 8, thực phẩm – NGA Las Vegas tháng 2, nội thất và đồ dùng gia đình – 10times Chicago tháng 3, nội thất – Hight Point tháng 4 và 10…
Những buổi kết nối kinh doanh mà AmCham tổ chức cho các thành viên của mình cũng là cơ hội tuyệt vời để các SME Việt Nam tiếp cận gần hơn với thị trường Mỹ cũng như toàn cầu.