Fica
  1. Góc nhìn

Thị trường bất động sản: Khó xảy ra khủng hoảng

Lê Hoàng Châu
Lê Hoàng Châu

Các nhà đầu tư hiện nay đang đặt ra câu hỏi “liệu chu kỳ khủng hoảng bất động sản có tái hiện hay không?”

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM - HoREA

Từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 01 siết chặt tín dụng và gói kích cầu 30.000 tỷ đồng đã góp phần trực tiếp phục hồi thị trường bất động sản từ cuối 2013 đến nay.

Vì thế, bong đóng bất động sản chỉ xảy ra khi hội đủ một số điều kiện. Thứ nhất là kinh tế phát triển nóng, dễ kiếm tiền và ai cũng muốn tìm nơi trú ẩn cho đồng tiền của mình.

Nhưng kinh tế thế giới hiện nay không nóng và kinh tế của Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi. Tăng trưởng tín dụng 2017 chỉ hơn 6% trong khi 2009 tăng gần 9%. 

Thứ hai là có sự buông lỏng về chính sách tín dụng. Năm 2006 - 2007, Việt Nam buông lỏng tín dụng, tăng trưởng tín dụng lên 37,8%. Nhưng hiện nay Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo tăng trưởng tín dụng thận trọng, kiềm chế. Không có chuyện buông lỏng tín dụng, không có chuyện ngân hàng cho vay dưới chuẩn. 

Thứ ba là có lệch pha cung cầu nhưng chưa đến mức độ phá vỡ sự cân bằng trên thị trường bất động sản. 

Thứ tư, có sự gia tăng của nhà đầu tư thứ cấp và đầu cơ, thậm chí 80-90% là những nhà đầu tư mua đi bán lại ở phân khúc đất nền và condotel nhưng cũng chưa đủ để tạo nên bong bóng thị trường bất động sản.

Gần đây, Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo và các công cụ điều chỉnh thị trường rất rõ. Nhà nước, nhà băng, người tiêu dùng đều thông minh hơn. Vì vậy không thể có bong bóng xảy ra trong năm 2018 - 2020.