Fica
  1. Góc nhìn

Nhà nước không cần chủ động phá giá thêm

Trần Toàn Thắng
Trần Toàn Thắng

Trước bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung căng thẳng, việc tăng tỉ giá rõ ràng sẽ làm cho kinh tế Mỹ tốt lên. Đồng đôla nhìn chung sẽ tăng giá trong hầu hết các dự báo, đồng nghĩa với việc là đồng VNĐ sẽ giảm giá đi, đem lại lợi ích cho xuất khẩu.

TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế thế giới, Trung tâm Thông tin

và Dự báo xã hội quốc gia (NCIF), Bộ KHĐT

Tuy nhiên, tôi không cho rằng nhà nước cần chủ động phá giá thêm. Bởi hiện nay mức điều chỉnh nhẹ 1,1% với biên độ cộng trừ 3 vẫn tạm ổn để đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ hiện nay ở Việt Nam. 

Việc phá giá thêm sẽ ảnh hưởng đến câu chuyện nợ. Do chúng ta phải trả nợ khoảng gần 10% chi ngân sách hàng năm, thì với việc phá giá đồng VNĐ sẽ khiến nợ của Việt Nam tăng cao lên. Nhập khẩu cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. 

Hiện mức nhập khẩu và xuất khẩu đang tương đương nhau trong thời điểm hiện tại, đc một đồng về nhập khẩu thì sẽ hại một đồng về xuất khẩu. 

Vậy rõ ràng nếu tính cả thêm yếu tố nợ, yếu tố về thúc đẩy FDI vào Việt Nam, yếu tố nhập khẩu, thì tôi cho rằng không cần phải phá giá thêm VNĐ. Ngân hàng Nhà nước nên có những điều chỉnh từ từ để tránh sốc.

Tác động của tỷ giá thường sẽ bị triệt tiêu rất nhanh, khi phía chủ động phá giá thì các nước khác cũng sẽ có động thái giống như vậy để cân bằng thị trường. 

Ví dụ như Việt Nam phá giá thì các nước xung quanh cũng sẽ lần lượt làm theo, cho nên cái lợi về xuất khẩu sẽ không nhiều như tính toán lúc ban đầu. Vì thế, không nên kì vọng vào xuất khẩu để tính đến câu chuyện phá giá.