Fica
  1. Góc nhìn

Cơ hội nào trên thị trường chứng khoán khi có bán tháo?

Nguyễn Hồng Điệp
Nguyễn Hồng Điệp

Thống kê chỉ ra rằng, khi nào dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh đạt đỉnh, thì đó là đáy dài hạn của chứng khoán.

Nguyễn Hồng Điệp

Chuyên gia Chứng khoán

Chiến tranh, Thiên tai, Dịch bệnh, là những điều được ghi trong mọi Hợp đồng kinh tế. Đó được coi là bất khả kháng, và có thể được xem xét ngoại lệ trong việc tuân thủ Hợp đồng.

Đối với Chứng khoán thì cũng có phần giống, cũng có phần khác. Mỗi khi xảy ra điều bất khả kháng, thị trường luôn phản ứng tiêu cực. Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi sự biến động của giá cổ phiếu được tính bằng giây.

Chính vì thế, để phòng vệ cho tài sản, cho khoản đâu tư, nhà đầu tư sẽ bán tháo khi có thông tin xấu bất ngờ. Đây chính là điều đúng, nên làm.

Phản ứng nhanh là cần thiết. Thế nhưng rất nhiều người do nhận biết thông tin chậm, đánh giá cũng chưa đầy đủ, lại phản ứng kém. Họ bán tháo sau đó vài ngày. Đây là hiện tượng "bán quá".

Sai lầm lớn nhất, là khi thông tin đã phản ánh vào giá, sự giảm là thể hiện đầy đủ, thị trường thường sẽ giảm tiếp. Đây chính là cơ hội cho "sói săn mồi".

Mỹ giải phóng Kuwait, chiến thắng Iraq trong 4 ngày. Đại dịch SARS kéo dài trong 7 tháng. Thảm họa sóng thần ở Nhật diễn ra trong 1 ngày, nhưng hệ lụy kéo dài 3 tháng. Cho dù là những thời gian diễn ra kéo dài khác nhau, nhưng tất cả đều sẽ qua đi. "Chúa Trời" cho phép tất cả những điều này xảy ra. Vì thế, hãy hành xử đúng. Đặc biệt, hãy tìm cơ hội khi người khác sợ hãi quá đà.

Thống kê chỉ ra rằng, khi nào dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh, đạt đỉnh, thì đó là đáy dài hạn của chứng khoán. Dù ảnh hưởng của nó sẽ có, làm cho tăng trưởng kinh tế, đời sống xã hội, bị đi xuống một thời gian nữa. Nhưng vượt qua tất cả, chứng khoán sẽ lại vượt qua, quay lại thời kỳ trước biến cố.