Tác phẩm sanh cổ của nghệ nhân Chu Văn Hùng - nghệ nhân Hùng Xiếc (Hà Nội) có hình dáng gần với cổng làng ngoài đời thực với gạch đỏ rêu phong, cây đa cổ thụ
Bất kỳ ai đi qua cũng phải dừng chân ngắm nhìn bởi nó gần gũi, thân quen. Hai thân luồn trong hai trụ cổng nhưng đang được phá dần ra để lộ thân
Điểm độc đáo là hai ngọn kết thành một, uốn lượn trên cổng làng như hình dáng một con rồng
Tay cành được làm tỉ mỉ và rất hài hòa theo thân rất nghệ thuật
Bệ rễ tràn rộng tạo thế vững chãi kết hợp với rêu phong trên cổng làng tạo nên vẻ đẹp cổ kính
Ông Hùng cho biết, ông rất tâm huyết với tác phẩm này. Tác phẩm nhìn có nét gần gũi với bất kỳ ai, chính vì vậy giá cả của cây cũng tùy theo từng sở thích của từng người
Tác phẩm cổng làng thứ hai của ông Hóa taxi (Văn Giang, Hưng Yên) có tên "hồn quê". Nhìn tác phẩm gợi nhớ về hình ảnh làng quê ngày xưa được nhiều người chơi cây cảnh yêu thích
Theo chủ nhân của cây này, từng có khách trả 2 tỷ đồng nhưng ông vẫn chưa muốn bán. Tác phẩm cây dáng làng này mô phỏng lại bóng dáng của cây đa đầu làng - một hình ảnh quen thuộc ở các làng quê phía Bắc nước ta
Cây sanh này có dáng trực, bộ rễ bám chặt vào chiếc cổng làng. Thân cây có những điểm xù xì, lồi lõm để tạo sự già cỗi, phong trần. Cây chỉ có một thân chính duy nhất để tạo sự vững chãi, chắc chắn giữa phong ba bão táp. Chủ nhân của cây còn tạo giếng nước, mái đình ngay cạnh cổng làng và cây sanh này
Cổng làng rêu phong còn mang đến hoài niệm, khiến những người xa quê thổn thức
Với ông Hòa, những chiếc rễ của cây sanh bám vào cổng làng phải trắng tinh như thân. Đó mới thể hiện sự già cỗi, lâu đời như cây đa cổ thụ ở cổng làng. Đây cũng là một trong những lý do khiến ông chưa muốn bán cho bất kỳ khách nào
Tú Quyên