Fica
  1. Đời Sống

TPHCM: Lao động bậc cao lẫn phổ thông phải chen nhau nhà trọ tồi tàn

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Nói về thực trạng thiếu lao động, ông Trần Việt Anh, Giám đốc dự án Công ty Phát triển hạ tầng KCN Tân Tạo cho rằng, nhu cầu lao động quay trở lại TPHCM không cao do điều kiện sống thiếu thốn.

Tại tọa đàm "Nguồn nhân lực lao động cho TPHCM và các tỉnh lân cận sau đại dịch Covid-19 được tổ chức trực tuyến chiều nay 1/10, nhiều doanh nghiệp đã nêu vấn đề khan hiếm lao động sau đại dịch.

TPHCM mở cửa, chỉ 40% lao động muốn trở lại làm việc

Cụ thể, ông Việt Anh kể, đầu tháng 9, có một nhóm khoảng 300 doanh nghiệp, đa số sản xuất công nghệ phụ trợ và các sản phẩm thiên về kỹ thuật đã có cuộc khảo sát để chuẩn bị nhân lực cho tháng 10. Kết quả, chỉ khoảng 40% lao động mong muốn trở lại làm việc sau khi mở cửa.

TPHCM: Lao động bậc cao lẫn phổ thông phải chen nhau nhà trọ tồi tàn - 1

Ông Trần Việt Anh, Giám đốc dự án Công ty Phát triển hạ tầng KCN Tân Tạo

"Như vậy, số lượng lao động mong muốn trở lại làm việc không cao", ông Anh nhận xét.

Theo ông Anh, hiện có thể chia lực lượng lao động thành 4 nhóm gồm: nhóm làm trong các doanh nghiệp FDI, nhóm làm trong các khu công nghiệp, nhóm làm việc ngoài khu công nghiệp và lao động tự do.

Trong đó, hai nhóm đầu là lực lượng lao động kỹ thuật tương đối ổn định, không bị ảnh hưởng quá nhiều về thu nhập, tỷ lệ dịch chuyển thấp hơn.

Điểm chung của cả 4 nhóm là đều tập trung sống ở các xóm trọ, trong thời điểm giãn cách, hầu hết đều ở tại nơi trọ toàn thời gian khiến không gian sống chật hẹp, tạm bợ, không thể đảm bảo 5K. Qua đó, khu vực này phát sinh rất nhiều F0, F1.

"Sống trong môi trường như vậy, nhiều người lao động sẽ muốn về quê, nhất là nhóm lao động tự do (có đến 70-80% là ở các tỉnh, thành). Họ không được mua bảo hiểm, việc tiếp cận công nghệ chậm, tiêm vắc-xin cũng đi sau các nhóm lao động khác", đại diện doanh nghiệp nêu.

Theo ông Việt Anh, TPHCM cần xây dựng dữ liệu cụ thể về các nhóm lao động đang làm việc tại thành phố.

"TPHCM cần quan tâm xây dựng các khu lưu trú, khu nhà ở cho công nhân, đầu tư các trung tâm y tế phục vụ người lao động tự do không thuộc tổ chức nào", ông Việt Anh cho hay.

Ông gợi ý, mỗi khu công nghiệp cần có một bệnh viện dã chiến mini để công nhân trong trường nhiễm bệnh có thể được điều trị. Việc được điều trị gần khiến người lao động an tâm hơn rất nhiều.

TPHCM: Lao động bậc cao lẫn phổ thông phải chen nhau nhà trọ tồi tàn - 2

Người dân lũ lượt rời khỏi TPHCM sau khi địa phương này bỏ giãn cách nghiêm ngặt (Ảnh: Hải Long).

Thị trường lao động TPHCM bị ảnh hưởng nặng nề!

Về vấn đề lao động, ông Phan Kỳ Quan Triết, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM cho rằng, thị trường lao động TPHCM bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của dịch bệnh. Tỷ lệ lao động ngừng việc, mất việc có xu hướng tăng, người lao động thiếu việc làm, giảm giờ làm, buộc thôi việc dẫn đến giảm, mất thu nhập.

Tuy nhiên, để duy trì lượng đơn hàng, các doanh nghiệp đã ra sức giữ chân lao động cũ cũng như tuyển dụng lao động bổ sung phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Theo ông Triết, qua đợt khảo sát ở gần 57.000 lượt doanh nghiệp tại TPHCM, nhu cầu nhân lực tập trung ở khu vực thương mại, dịch vụ chiếm 81,61%; khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 18,26%; khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,12%.

An Linh

Tin liên quan
Giá vàng bất ngờ lập đỉnh mới

Giá vàng bất ngờ lập đỉnh mới

Phiên giao dịch hôm nay (25/1, tức mùng 4 Tết), giá vàng miếng trong nước tăng vọt, vượt 68 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới liên tiếp tăng và đạt mức cao nhất trong 9...
Hàng giả, nhái tung hoành dịp cận Tết

Hàng giả, nhái tung hoành dịp cận Tết

Những lọ mỹ phẩm từ nước hoa, sơn móng tay, dầu gội đến các loại bánh kẹo mứt đổ đống ở vỉa hè được quảng cáo “hàng xách tay” với giá chỉ vài chục ngàn đồng/món đổ bộ tại nhiều...