Fica
  1. Đời Sống

Mất gần 400 triệu đồng vì tin nhắn lừa đảo, giả mạo ngân hàng

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo ngày càng được thực hiện tinh vi hơn. Vì thế, người dân cần phải tự trang bị cho bản thân kiến thức cơ bản để không "sập bẫy" của những đối tượng này.

Theo cổng thông tin điện tử Công an thành phố Hà Nội, vào ngày 18/9/2021, Công an phường Yên Sở, quận Hoàng Mai đã tiếp nhận tin trình báo của ông T (SN 1958, trú tại Hoàng Mai) về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Mất gần 400 triệu đồng vì tin nhắn lừa đảo, giả mạo ngân hàng - 1

Giao diện trang web giả mạo mà các đối tượng lừa đảo tạo ra để chiếm đoạt tài sản của người dân.

Theo nội dung trình báo, ông T nhận được tin nhắn của một số điện thoại lạ với nội dung: "Tài khoản của bạn sẽ bị ngừng dịch vụ vào ngày 18/9/2021 lúc 22:00. Vui lòng vào www:mxsccb.com để kiểm tra". Khi ông T đăng nhập vào đường link trên điện thoại thì phát hiện tài khoản bị rút mất 399.000.000 đồng. Lúc này ông T mới biết mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo.

Có thể thấy, đây là một trang web giả mạo được các đối tượng lừa đảo tạo ra để chiếm đoạt tài sản của người dân. Trên thực tế, chiêu trò lừa đảo này không hề mới và đã xuất hiện tại Việt Nam từ hơn một năm qua. Trước đó, một số khách hàng của Vietinbank, Vietcombank, TPbank, ACB, Sacombank cũng đã phản ánh về tình trạng tương tự.

Phương thức chung của hình thức lừa đảo này là thông qua việc mạo danh ngân hàng hoặc nhân viên ngân hàng để yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật tài khoản dịch vụ.

Những tin nhắn này thường sẽ chứa nội dung cảnh báo người dùng về tình trạng tài khoản cá nhân của họ bị đăng nhập trái phép. Để kiểm tra tình trạng tài khoản, khách hàng cần phải đăng nhập vào một đường link gửi kèm. Sau khi thực hiện theo những hướng dẫn này, người dùng sẽ bị chiếm đoạt toàn bộ tài sản, đồng thời có thể mất quyền kiểm soát tài khoản.

Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân không cung cấp thông tin cá nhân qua tin nhắn SMS, email, phần mềm chat (Zalo, Facebook …) và không truy cập vào đường link với nội dung giả mạo ngân hàng như trên. 

Mất gần 400 triệu đồng vì tin nhắn lừa đảo, giả mạo ngân hàng - 2

Ngân hàng Vietinbank đưa ra khuyến cáo về tình trạng lừa đảo.

Khi nhận các tin nhắn nghi vấn, không rõ ràng, người dân có thể gọi điện trực tiếp lên tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng để kiểm tra lại thông tin và phản ánh các tin nhắn giả mạo tới Ngân hàng và các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời. 

"Người dân cũng cần thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet banking, Smart Banking và có biện pháp để quản lý, bảo mật các thông tin này. Tuyệt đối không cung cấp, không nhập mã OTP cho người lạ để tránh mắc bẫy các đối tượng", khuyến cáo được đưa ra trên cổng thông tin điện tử Công an thành phố Hà Nội.

Có thể thấy, những hình thức, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo ngày càng được thực hiện tinh vi hơn. Vì thế, người dân cần phải tự trang bị cho bản thân thức cơ bản để không "sập bẫy" của những đối tượng này.

Thế Anh

Tin liên quan
Giá vàng bất ngờ lập đỉnh mới

Giá vàng bất ngờ lập đỉnh mới

Phiên giao dịch hôm nay (25/1, tức mùng 4 Tết), giá vàng miếng trong nước tăng vọt, vượt 68 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới liên tiếp tăng và đạt mức cao nhất trong 9...
Hàng giả, nhái tung hoành dịp cận Tết

Hàng giả, nhái tung hoành dịp cận Tết

Những lọ mỹ phẩm từ nước hoa, sơn móng tay, dầu gội đến các loại bánh kẹo mứt đổ đống ở vỉa hè được quảng cáo “hàng xách tay” với giá chỉ vài chục ngàn đồng/món đổ bộ tại nhiều...