Chủ nhân của bộ bát mã thuộc quyền sở hữu của ông Trần Đức Thuấn (Khoái Châu - Hưng Yên).
Theo vị chủ nhân này, cách đây chừng 6 năm, trong một lần tình cờ đi rừng ở Tây Nguyên, ông phát hiện một gốc cây bỏ chỏng chơ bên rìa suối, thấy đẹp nên ông đã thuê người vận chuyển về.
“Sinh ra đã ăn với gỗ, ở với gỗ và ngủ với gỗ nên cứ nhìn thấy gỗ là mê mệt rồi. Nhìn thấy cả đống gỗ vứt đi như thế, không thể không mang về”, ông Thuấn chia sẻ.
Cũng theo chia sẻ của vị chủ nhân này, gốc gỗ ông nhặt được là loại gỗ hương, một trong những loại gỗ quý, hiếm đã bị khai thác từ trước đó và phần gốc còn lại đã bị vứt bỏ.
Ông mất cả chục ngày để vừa thuê người bản địa đào bới lên từ rìa suối vừa thuê xe vận chuyển về ngoài Bắc. “Gốc gỗ hương có trọng lượng hơn 3 tấn và dài tới 5 mét”, ông Thuấn chia sẻ.
Vốn là một trong những ông vua của những loài đồ gỗ miền Bắc, ông Thuấn nhanh chóng đưa vào chế tác tác phẩm "Bát mã".
Ông cho hay tác phẩm hoàn thiện được phải tốn hơn 6 tháng với 10 công nhân lao động liên tục.
Ngay sau khi bộ Bát mã hoàn thành, một đại gia ở Bắc Giang trả 7 tỷ đồng để sở hữu nhưng ông không bán với lý do có duyên với tác phẩm.
Cận cảnh phần đầu một con ngựa trong bộ "Bát mã".
Bờm ngựa trong bộ "Bát mã".
Những đường nét tinh xảo.
Cũng theo chia sẻ của vị chủ nhân, bộ "Bát mã" được chế tác nguyên bản từ gốc cây gỗ hương nguyên khối.
Phần đế.
Phần đế nhìn ở một góc độ khác.
Bộ "Bát mã" đang phi nước đại.
Theo Giang Vương
Dân Việt