Fica
  1. Đời Sống

Chuyện lạ trong đêm vui tuyển Olympic thắng Syria: Cờ quạt ế ẩm đầy đường

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Mừng chiến thắng của đội tuyển O.Việt Nam, rất nhiều người dân tại Hà Nội đã đổ ra đường hò reo. Nhưng cũng có khá nhiều người tranh thủ dịp này để bán cờ, băng rôn, sticker để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, so với dịp đầu năm, các “phụ kiện đi bão” này có vẻ ế ẩm hơn khá nhiều.

Dọc các phố ở Hà Nội như Trần Quang Khải, Nguyễn Thái Học, Tràng Tiền,…đều có người bán sẵn cờ, băng rôn, sticker sẵn sàng phục vụ dòng người đi cổ vũ. Nhưng một điều lạ là dù đến tận 12 giờ đêm rồi mà lượng cờ, băng rôn còn tồn hàng vẫn rất nhiều, thậm chí cả những chiếc sticker nhỏ cũng còn tồn rất nhiều.

Dòng người cổ vũ nối dài qua nhiều tuyến phố

Dòng người cổ vũ nối dài qua nhiều tuyến phố

Nhiều bạn trẻ háo hức ra đường

Nhiều bạn trẻ háo hức ra đường

Xuống đường với niềm vui, sự tự hào về tinh thần dân tộc nên nhiều khi người mua sẵn sàng bỏ ra cả trăm nghìn đồng để mua một lá cờ tổ quốc, mà không cần đắn đo suy nghĩ. Nhưng có vẻ như lần này, người dân đã có sự chuẩn bị sẵn và mua trước đêm diễn ra trận Tứ kết khiến nhiều người bán cờ còn ế hàng khá nhiều.

Cờ còn ế khá nhiều, dù đã là giữa đêm

Cờ còn "ế" khá nhiều, dù đã là giữa đêm

Ngay ở cửa ngõ thủ đô, các phụ kiện đi bão đã được bán rất nhiều

Ngay ở cửa ngõ thủ đô, các phụ kiện đi bão đã được bán rất nhiều

Hiu hắt 1 góc chờ khách mua cờ

Hiu hắt 1 góc chờ khách mua cờ

Thậm chí, anh Nguyễn Mạnh Cường (TP Nam Định) còn tái sử dụng luôn cờ tổ quốc từ đợt đầu năm khi U23 Việt Nam làm nên chiến tích lịch sử. Vừa hòa vào dòng người cùng 2 người bạn, anh Cường vừa cho biết: “Đợt đầu năm nay đi “bão” cùng bạn bè, tôi đã mua 2 lá cờ với giá 250.000 đồng/cái. Giá khá “chát”, nhưng lúc đó còn cháy hàng không còn mà mua. Cộng với tâm lý háo hức lần đầu tiên trong lịch sự bóng đá Việt Nam làm được kì tích đó nên bọn tôi tranh nhau mua mà không cần suy nghĩ.”

Giải lần này có vẻ như số người bán nhiều hơn hẳn

Giải lần này có vẻ như số người bán nhiều hơn hẳn

Chào mời khách đi bão mua đồ

Chào mời khách "đi bão" mua đồ

“Nhưng lần này đi tới đêm rồi vẫn thấy còn dư khá nhiều cờ, mà giá chỉ dao động từ 70.000 - 100.000 đồng/cái. Do cũng biết sẽ đắt đỏ, nên vừa hết trận tôi lục tủ tìm lại lá cờ cũ và ra đường luôn cùng bạn bè mà không mua thêm gì cả”, anh Cường cho biết thêm.

Do có nhiều người bán, nên những chiếc sticker cũng có số phận khá hẩm hiu. 12 giờ đêm, dòng người vẫn rất đông đúc, nhưng hình ảnh người bán hàng ôm 2 - 3 tờ in đầy sticker vẫn còn chi chít hình trái tim cũng khá nhiều.

Người bán này vẫn còn quá nhiều sticker và băng rôn dù đây đã lúc mọi người chuẩn bị ra về

Người bán này vẫn còn quá nhiều sticker và băng rôn dù đây đã lúc mọi người chuẩn bị ra về

Một số người bán hàng lạc quan cho biết: "Bán không hết thì bán kết lại mang ra bán tiếp, vừa bán vừa cổ vũ Việt Nam nên cũng không quá đặt nặng lỗ lãi". Tính ra, mỗi tờ có khoảng 250 trái tim, nếu bán hết với giá 10.000 đồng/cái thì cũng thu về được khoảng 2,5 triệu đồng.

Con số siêu lợi nhuận, và tiền lãi có thể còn hơn cả bán cờ và bán băng rôn. Bởi theo anh Đặng Tuấn Ngọc (Gia Lâm, Hà Nội) đang kinh doanh photocopy, in ấn thì: “Những chiếc sticker này in ra cũng khá rẻ. Trên khổ A1, in, cắt dán đề can chỉ khoảng 200.000 - 300.000 đồng/tờ.”

Trên phố Nguyễn Thái Học

Trên phố Nguyễn Thái Học

Một chiếc sticker như này có giá 10.000 đồng

Một chiếc sticker như này có giá 10.000 đồng

Tuy nhiên, đó mới chỉ là “đếm cua trong lỗ”, khá nhiều người hôm qua phải vác nguyên mấy tờ sticker to ra về, để chờ trận sau lại mang ra bán.

Hàng ế nhiều nhất có lẽ là băng rôn, với giá 20.000 đồng/cái cùng dòng chữ “Việt Nam vô địch” nhưng có lẽ do nhu cầu của người dân không cao. 1 giờ đêm, nhiều người bán vẫn choàng kín cổ bằng những chiếc băng rôn để chờ khách.

Cô bán hàng vẫn còn khá nhiều băng rôn chưa bán hết

Cô bán hàng vẫn còn khá nhiều băng rôn chưa bán hết

Vài ngày tới đây, có lẽ việc kinh doanh cờ, băng rôn,…sẽ nhộn nhịp hơn để chuẩn bị cho trận bán kết. Tuy nhiên, do 2 giải đấu cũng khá gần nhau nên có thể, nhu cầu của thị trường không thực sự bùng nổ như dịp đầu năm nay.

Thế Hưng