Fica
  1. Đời Sống

Chi hơn 20 tỷ mua gỗ sưa đỏ, đại gia Bắc Ninh “còng lưng” trả nợ suốt 8 năm

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Bỏ ra số tiền 20.5 tỷ đồng mua một nhánh cây sưa đỏ cổ thụ trong chùa làng Phụ Chính (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) nhưng số gỗ bị công an tạm giữ, tiền bị phong tỏa khiến vị đại gia Bắc Ninh rơi vào cảnh nợ nần, trắng tay.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Dương Văn Thái (Đồng Kỵ, Bắc Ninh) cho biết, số tiền 20.5 tỷ đồng ông dùng để mua 2,5m3 gỗ sưa của làng Phụ Chính (xã Hòa Chính, Chương Mỹ, Hà Nội) cách đây 8 năm vẫn đang bị lực lượng chức năng phong tỏa.

Trước đó, hồi tháng 7/2010, khi các bô lão và người dân Phụ Chính đang tế lễ trong chùa thì bỗng dưng một cành sưa to bằng cổ chân của cây sưa được định giá trên 100 tỷ đồng bị mối đục rơi xuống.

Cây sưa có tuổi đời trên 100 năm ở làng Phụ Chính (xã Hòa Chính, Chương Mỹ, Hà Nội). Ảnh: Trọng Trinh

Cây sưa có tuổi đời trên 100 năm ở làng Phụ Chính (xã Hòa Chính, Chương Mỹ, Hà Nội). Ảnh: Trọng Trinh

Sau đó, các cụ cao niên đã họp bàn về chuyện khai thác những cành sưa già cỗi để tránh nguy hiểm khi gió bão, đồng thời có thêm kinh phí xây đình, tu sửa chùa. Trong buổi họp bàn, 100% biểu quyết tán thành đề xuất này.

Sau khi tổ chức đấu giá, ông Thái là người trả giá cao nhất với số tiền là 20.5 tỷ đồng. Ngay sau đó, vị đại gia người Bắc Ninh ký hợp đồng mua bán số gỗ sưa này với người dân thôn Phụ Chính. Ông đặt cọc 1 tỷ tiền mặt, số tiền còn lại được thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng.

Năm 2010, người dân trong thôn đồng ý bán một nhánh cây sưa cho ông Dương Văn Thái với giá 20.5 tỷ đồng. Ảnh: Trọng Trinh

Năm 2010, người dân trong thôn đồng ý bán một nhánh cây sưa cho ông Dương Văn Thái với giá 20.5 tỷ đồng. Ảnh: Trọng Trinh

Tuy nhiên, đến ngày 25/10 khi ông Thái thuê xe chở gỗ sưa về Bắc Ninh để chế tác thì bị công an huyện Chương Mỹ kiểm tra, tạm giữ. Đến năm 2015, huyện tổ chức đấu giá bán lại khúc gỗ sưa cho một người khác với giá là 31 tỷ đồng.

Từ đó đến nay, ông Thái không được nhận số tiền này, riêng khoản 20.5 tỷ ông bỏ tiền ra đấu giá gỗ sưa cũng bị phong tỏa. Suốt 8 năm qua gia đình ông Thái đã nhiều lần làm đơn kiến nghị các cấp chính quyền xem xét, giải quyết nhưng vẫn chưa được trả lời thỏa đáng.

Cho đến nay, việc mua bán quanh cây sưa cổ thụ này vẫn gây ra không ít tranh cãi, lùm xùm. Ảnh: Trọng Trinh

Cho đến nay, việc mua bán quanh cây sưa cổ thụ này vẫn gây ra không ít tranh cãi, lùm xùm. Ảnh: Trọng Trinh

“Tôi mua số gỗ sưa trên là hoàn toàn hợp pháp, có đầy đủ các giấy tờ mua bán, hợp đồng. Tại buổi đấu giá, có sự chứng kiến của chính quyền địa phương, xác nhận của lực lượng kiểm lâm về nguồn gốc hợp pháp của số gỗ trên, không phải là mua chui.

Tổng Cục lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng khẳng định, hai cây gỗ sưa trong khuôn viên đền thôn Phụ Chính là cây trồng phân tán, do cộng đồng thôn chăm sóc, bảo vệ thì quyền khai thác, sử dụng gỗ sưa do cộng đồng thôn tự quyết định nhưng không hiểu vì lý do gì xe chở gỗ vẫn bị tạm giữ. Điều đáng nói là số tiền của tôi cũng không được lấy về”, ông Thái bức xúc kể.


Hiện thôn Phụ Chính còn 2 cây sưa đỏ cổ thụ đều nằm trong khuôn viên chùa làng và được người dân canh gác cẩn thận. Ảnh: Trọng Trinh

Hiện thôn Phụ Chính còn 2 cây sưa đỏ cổ thụ đều nằm trong khuôn viên chùa làng và được người dân canh gác cẩn thận. Ảnh: Trọng Trinh

Theo ông Thái, để mua được 2.5m3 gỗ sưa trên ông đã phải vay mượn, huy động tiền của anh em bạn bè. Sự việc xảy ra khiến gia đình ông điêu đứng, phải bán nhà, bán đất để trả nợ. “Đó là thời gian khó khăn, khủng hoảng nhất của gia đình. Để có tiền, tôi phải đi vay lãi cắt cổ, chạy vạy khắp nơi. Không những thế uy tín, danh dự trong kinh doanh cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Cũng vì chuyện này mà tinh thần hai vợ chồng bị ảnh hưởng, căng thẳng cực độ”, ông Thái nói.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Kim Lương, vợ ông Thái không giấu nổi mệt mỏi cho biết, mới đây gia đình bà mới trả xong phần gốc số nợ trên, phần lãi vẫn phải xin khất. Số gỗ sưa được gia đình bà Lương mua dự định chế tác đồ thủ công, mỹ nghệ để xuất bán sang nước ngoài. Tuy nhiên, không hiểu lý do gì đã bị công an huyện Chương Mỹ tịch thu, tạm giữ.

“Suốt thời gian qua, hai vợ chồng chạy vạy, vay mượn ngược xuôi để trả nợ, không thể tập trung kinh doanh, đầu tư. Chúng tôi đã làm đơn kiến nghị khắp các cấp chính quyền nhưng vẫn chưa được xem xét giải quyết. Gia đình chỉ mong muốn vụ việc sớm kết thúc để có tiền trả nợ, tập trung kinh doanh”, bà Lương nói.

Liên quan đến số tiền mua cây sưa đỏ của gia đình ông Dương Văn Thái, trao đổi với PV, đại diện xã Hòa Chính xác nhận vụ việc và cho biết hiện còn một số khúc mắc nên chưa thể trao trả lại số tiền trên cho ông Thái.

Theo đó, sau khi tịch thu số gỗ sưa trên huyện Chương Mỹ đã tổ chức đấu giá lại vào năm 2015 và thu về 31 tỷ đồng. Số tiền này, thống nhất được trao trả cho ông Thái. Tuy nhiên, do số tiền bán gỗ sưa nhân dân thôn Phụ Chính gửi tại ngân hàng do một số cá nhân đứng tên, trong đó có người đã chết nên chưa làm thủ tục để trả được.

Mặt khác, số tiền bán đấu giá trước kia đã được chính quyền chi cho nhân dân sử dụng vào xây dựng các công trình phúc lợi nên phải sử dụng số tiền đang gửi ngân nhàng nêu trên để trả cho ông Thái.

“Hiện tại, ở giai đoạn 1, số tiền bán gỗ sưa đỏ đã được chi 25 tỷ đồng để xây dựng các công trình phúc lợi, còn lại hơn 5 tỷ đồng vẫn giao chính quyền giữ. Người dân không đồng ý, yêu cầu phải chuyển số tiền 5 tỷ đồng để quản lý. Nếu xong việc này thì người dân mới mở phong tỏa và chuyển trả lại số tiền cho ông Thái. Tuy nhiên, việc này địa phương không tự giải quyết được mà vẫn đang phải chờ thành phố hướng dẫn, chỉ đạo”, vị đại diện này cho hay.

Chia sẻ với Dân Trí, ông Vũ Văn Tuyến - Trưởng thôn Phụ Chính cũng cho biết, người dân trong làng hoàn toàn nhất trí việc trao trả lại số tiền cho gia đình ông Thái. Điều vướng mắc hiện tại là cho đến nay, dân làng Phụ Chính vẫn chưa nhận được đầy đủ số tiền bán gỗ sưa đỏ từ cơ quan chức năng.

“Nếu chính quyền giải quyết chuyển số tiền 5 tỷ đồng để dân làng quản lý, chi trả tiền xây dựng, hoàn thiện các công trình phúc lợi thì chúng tôi sẽ bàn giao lại số tiền trước kia cho ông Thái”, ông Tuyến nói.

Trước đó, ngày 25/12/2017, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Công văn số 5355/ VKSTC-V2 đề nghị Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo UBND huyện Chương Mỹ và các cơ quan có liên quan trả lại số tiền bán đấu giá số gỗ sưa, cành sưa cho ông Dương Văn Thái.

Ngày 18/5, trong thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Lê Hồng Sơn tại cuộc họp về việc giải quyết tồn tại liên quan đến việc mua bán gỗ sưa ở thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cũng nêu rõ, chuyển trả số tiền 20.5 tỷ đồng theo yêu cầu của ông Dương Văn Thái cho ông Dương Văn Thái, số tiền còn lại sau khi chuyển cho ông Dương Văn Thái, chuyển cho Chi hội Người cao tuổi thôn Phụ Chính. Chi hội Người cao tuổi thôn Phụ Chính có trách nhiệm cử người đại diện để nhận số tiền này.

Hiệp Nguyễn

Tin liên quan
Giá vàng bất ngờ lập đỉnh mới

Giá vàng bất ngờ lập đỉnh mới

Phiên giao dịch hôm nay (25/1, tức mùng 4 Tết), giá vàng miếng trong nước tăng vọt, vượt 68 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới liên tiếp tăng và đạt mức cao nhất trong 9...
Hàng giả, nhái tung hoành dịp cận Tết

Hàng giả, nhái tung hoành dịp cận Tết

Những lọ mỹ phẩm từ nước hoa, sơn móng tay, dầu gội đến các loại bánh kẹo mứt đổ đống ở vỉa hè được quảng cáo “hàng xách tay” với giá chỉ vài chục ngàn đồng/món đổ bộ tại nhiều...