Fica
  1. Doanh nghiệp

Tỷ phú Richard Branson thế chấp hòn đảo để cứu lấy hãng hàng không của mình

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Tỷ phú người Anh, Richard Branson - đã đề nghị thế chấp hòn đảo của mình để cứu lấy hãng hàng không Virgin Australia đang nằm trên bờ vực sụp đổ vì dịch Covid-19.

Tỷ phú Richard Branson thế chấp hòn đảo để cứu lấy hãng hàng không của mình - 1

Tỷ phú Anh, Richard Branson - người sáng lập hãng hàng không Virgin Australia. Ảnh: Business Insider

Ngày 20/4, nhiều tờ báo của Úc đưa tin về việc hãng hàng không Virgin Australia do tỷ phú Branson ra mắt năm 2000 sẽ được tiếp quản bởi mạng lưới dịch vụ Deloitte ngay sau hôm 21/4. Phía Deloitte sẽ tìm các nhà đầu tư mới để tiếp vốn cho Virgin Australia hoặc tìm người mua lại hãng hàng không giá rẻ này.

Trước đó, hãng Virgin Atlantic đã thực hiện một số các biện pháp cắt giảm chi phí để ngăn chặn sự sụp đổ.

Hãng hàng không có trụ sở tại Brisbane, Anh đã công bố dừng khai thác 75% đội bay của mình bắt đầu từ ngày 26/3 và sẽ tăng con số này lên 85% vào một thời điểm nào đó trong tháng 4. Hãng này cũng đưa ra đề nghị về việc nhân viên nghỉ không lương trong vòng 8 tuần.

Đến nay, tỷ phú Branson - ông chủ của hãng hàng không này  đã chi 250 triệu USD cho các công ty thuộc Virgin Group để đối phó với đại dịch.

Trong một bức thư ngỏ tới Tập đoàn Virgin, ông Branson đã đưa ra kiến nghị về việc sử dụng hòn đảo Necker tư nhân rộng 74 mẫu của mình, nằm ở quần đảo Virgin thuộc Anh, làm tài sản thế chấp để cứu lấy Virgin Atlantic.

Ngành công nghiệp hàng không đã bị ảnh hưởng nặng nề do Covid-19 khi các nước trên thế giới áp đặt các hạn chế du lịch nghiêm ngặt, khiến nhu cầu sử dụng ngành hàng không giảm mạnh. Một số hãng hàng không trên thế giới đã phải đối mặt với những khó khăn tài chính mới.

Các chuyên gia hàng không đã cảnh báo rằng trong tháng 5 tới, nhiều hãng hàng không trên thế giới có thể phải tuyên bố phá sản.

Tỷ phú Richard Branson thế chấp hòn đảo để cứu lấy hãng hàng không của mình - 2

Hòn đảo tư nhân Necker của tỷ phú người Anh Richard Branson đang được cân nhắc sử dụng làm tài sản thế chấp. Ảnh: Virgin

Trong bức thư của mình, ông Branson lưu ý rằng Tập đoàn Virgin Group hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp dịch vụ nên sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề do Covid-19 gây ra, trong đó bao gồm “hàng không, giải trí, khách sạn và du lịch biển”.

“Tập đoàn có hơn 70.000 nhân viên ở 35 quốc gia trong các công ty của Virgin. Chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để giữ cho các doanh nghiệp này hoạt động”, ông nói.

Theo Business Insider, tỷ phú người Anh này đã đề xuất một khoản vay từ chính phủ Anh ước tính trị giá khoảng 500 triệu Bảng (621 triệu USD) nhằm khắc phục tình hình.

Tỷ phú này cam kết rằng, đây sẽ là một khoản vay thương mại chứ không mang tính chất cứu trợ. “Các hãng hàng không sẽ trả đủ số tiền đã vay. Hiện ngành hàng không trên toàn thế giới đang gặp khủng hoảng và chính phủ các nước khác cũng đã tung gói cứu trợ dành cho ngành hàng không nước họ”, ông nói.

Ông Branson cam kết sẽ làm việc với các nhà đầu tư và chính phủ để đưa hãng hàng không hoạt động trở lại.

“Đây không phải là kết thúc cho Virgin Australia”, ông viết trong bức thư tới nhân viên của hãng: “Tôi muốn đảm bảo với tất cả các bạn rằng chúng tôi quyết tâm đưa Virgin Australia trở lại và hoạt động sớm nhất có thể.”

Đến nay, Virgin Australia đã cho 80% trong tổng số 10.000 nhân viên nghỉ việc. Hãng sẽ tiếp tục vận hành các chuyến bay chở nhân viên y tế, hàng hóa và đưa người Australia từ nước ngoài hồi hương

Hãng hàng không Flybe liên kết với Virgin cũng đã tuyên bố tham gia quản trị tự nguyện. Flybe đã được bán cho Tập đoàn Connect Airways vào tháng 2/2019, được hỗ trợ bởi Virgin Atlantic và được đặt tên lại thành Virgin Connect vào năm 2020.

Hương Vũ

Theo Business Insider