Chủ tịch Yeah1 kể chuyện năm 30 tuổi cầm 40 tỷ đồng đốt sạch trong 6 tháng
Vẫn là những nhịp lên xuống nhàm chán của các chỉ số tái diễn trên thị trường sáng nay (23/10). Trước áp lực tâm lý của nhà đầu tư, VN-Index mất 0,96 điểm tương ứng 0,1% còn 986,23 điểm và HNX-Index cũng chỉ dùng giằng quanh mốc tham chiếu, giảm nhẹ 0,1 điểm tương ứng 0,1% còn 104,39 điểm. Chỉ số sàn UPCoM mất 0,18 điểm tương ứng 0,32% còn 56,6 điểm.
Khối lượng giao dịch trên HSX giảm so với các phiên trước, đạt 92,33 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch 1.677,83 tỷ đồng. Thậm chí thanh khoản còn “mất hút” trên sàn Hà Nội.
Khối lượng giao dịch tại HNX “tụt áp” xuống 8,3 triệu cổ phiếu tương ứng dòng tiền đạt rất thấp 97,6 tỷ đồng. Trên UPCoM, khối lượng giao dịch đạt 3,83 triệu cổ phiếu tương ứng 63,48 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống
Sáng nay, số lượng mã giảm giá đã có phần lấn lướt hẳn so với số mã tăng giá. Có 273 mã giảm, 23 mã giảm sàn so với 218 mã tăng và 24 mã tăng trần.
Nhóm cổ phiếu lớn vẫn đang bị phân hoá và tác động đến VN-Index theo hai chiều khác nhau. Nếu VIC, MSN, HPG, SAB ảnh hưởng tích cực lên chỉ số thì VHM, VCB, VNM, CTG ngược lại kìm hãm VN-Index. Tuy vậy, chỉ số thiếu vắng sự dẫn dắt hay nói cách khác, không mã nào có tác động chi phối đến VN-Index trong phiên.
Còn tại HNX, mặc dù ACB tăng và góp vào 0,16 điểm cho chỉ số, KLF, C69, RCL, SD5 tăng trần. Tuy vậy, do áp lực của bên bán, số mã giảm lấn át và theo đó, HNX-Index vẫn phải ghi nhận trạng thái sụt điểm.
Cổ phiếu YEG của Yeah1 sau nhiều phiên giao dịch lình xình quanh mốc 60.000 đồng thì trong hai phiên trở lại đây đã giảm mạnh. Hôm qua (22/10), YEG giảm sàn, mất 4.200 đồng còn 55.800 đồng/cổ phiếu và sáng nay tiếp tục mất thêm 1.900 đồng tương ứng 3,41% còn 53.900 đồng/cổ phiếu.
Diễn biến giá của cổ phiếu YEG cho thấy cổ đông công ty này đang phản ứng một cách tiêu cực với kết quả sản xuất kinh doanh quý III/2019 mà Yeah1 vừa công bố. Theo số liệu báo cáo, doanh thu thuần của Yeah1 trong quý III năm nay đã giảm hơn 23% so với cùng kỳ , đạt 274 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí lại tăng mạnh, đặt biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gấp 3 lên 100 tỷ đồng đã khiến công ty này báo lỗ hơn 128 tỷ đồng sau thuế (cùng kỳ có lãi 37 tỷ đồng).
Kết quả này khiến bức tranh kinh doanh của Yeah1 9 tháng đầu năm lại càng trở nên bết bát. Con số lỗ ròng 9 tháng của doanh nghiệp lên tới 230 tỷ đồng (đảo ngược so kết quả cùng kỳ lãi 131 tỷ đồng).
Tại văn bản giải trình gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HSX), lãnh đạo Yeah1 cho biết, nguyên nhân khiến lãi hợp nhất 9 tháng giảm 275% tương đương giảm 361 tỷ đồng đến từ việc 9 tháng đầu năm nay, tập đoàn này đã tiến hành trích lập dự phòng một số khoản liên quan đến chuyển nhượng vốn đầu tư tại ScaleLab LLC, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Nguyên nhân còn lại đến từ việc tăng chi phí hoạt động do mở rộng kinh doanh như chuyển đổi trụ sở chính, tuyển dụng thêm nhân sự và hoạt động kinh doanh một số mảng bị ảnh hưởng sau sự cố YouTube.
Như vậy có thể thấy, ảnh hưởng của “sự cố” vận hành liên quan đến YouTube đã khiến Yeah1 phải trả giá rất đắt, khi chỉ giá trị công ty bị giảm sút mà kết quả kinh doanh cũng bị tác động vô cùng tiêu cực.
Theo nhận định của Công ty chứng khoán SHS, trong phiên giao dịch hôm nay (23/10), VN-Index có thể sẽ giằng co và đi ngang với biên độ hẹp trong khoảng 985-990 điểm.
Nhà đầu tư trung và dài hạn có thể tiếp tục nắm giữ danh mục đã mua trước đó. Nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua vào trong thời gian này và có thể canh bán ra nếu như VN-Index có những nhịp tăng lên quanh ngưỡng 1.000 điểm.
Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng cho rằng, sự tăng điểm trở lại trong phiên hôm qua chưa thể hiện xu hướng đảo chiều rõ ràng. Nhà đầu tư được khuyên nên tận dụng những cơ hội này để có thể lướt sóng các mã cổ phiếu có sẵn và hạn chế mua mới các cổ phiếu khác ngoài danh mục của mình.
Mai Chi