Fica
  1. Chứng Khoán

Lỗ đau vì "đu đỉnh" họ FLC, cổ đông "kêu cứu" đại gia Trịnh Văn Quyết

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Thị trường hồi phục tăng điểm nhưng trớ trêu là trong "họ" cổ phiếu FLC vẫn không có một mã nào tăng giá, hầu hết giảm sâu. Nhiều nhà đầu tư mất sạch lãi, lỗ nặng và… "kêu cứu" ông Trịnh Văn Quyết.

Phiên giao dịch hôm qua (27/4), nhà đầu tư trải qua nhiều cảm xúc lo âu đến thấp thỏm sợ hãi trước ảnh hưởng của chỉ số với tin tức dịch Covid-19 trên thế giới.

Tuy nhiên, điều bất ngờ xảy ra khi kết phiên, VN-Index vẫn đạt tăng 3,98 điểm tương ứng 0,33% lên 1.219,75 điểm; HNX-Index thu hẹp biên độ thiệt hại, giảm 0,12 điểm tương ứng 0,04% còn 280,56 điểm và UPCoM-Index giảm nhẹ 0,01 điểm tương ứng 0,01% còn 79,41 điểm.

Diễn biến VN-Index gần như hoàn toàn đồng pha với VN30-Index cho thấy sự ảnh hưởng đáng kể của cổ phiếu VN30-Index đối với VN-Index. Mức tăng của VN30-Index hôm qua cũng vượt xa VN-Index. Chỉ số của 30 cổ phiếu tiêu biểu trên HSX tăng 8,77 điểm tương ứng 0,69% lên 1.283,81 điểm.

Lỗ đau vì đu đỉnh họ FLC, cổ đông kêu cứu đại gia Trịnh Văn Quyết - 1

Cổ phiếu VN30-Index "kéo" thị trường hồi phục, nhiều mã vừa và nhỏ cũng đã tăng trở lại (ảnh chụp màn hình).

Như vậy, thị trường vẫn chưa thể trả lại được những thiệt hại với nhà đầu tư trong phiên giảm hơn 30 điểm trước đó, tuy nhiên, việc VN-Index được đỡ ở vùng 1.200 điểm trong phiên và neo quanh 1.220 điểm ở thời điểm kết phiên đã hỗ trợ đáng kể cho tâm lý nhà đầu tư ở phiên hôm nay (28/4).

Hơn một nửa cổ phiếu trong VN30-Index tăng giá: NVL tăng 6,2%; MSN tăng 3,2%; STB tăng 2,4%; HPG tăng 2,2%; TCH tăng 1,2%; HDB tăng 1,1%; PNJ tăng 1,1%; VIC tăng 0,5%; VCB tăng 0,4%; VHM tăng 0,4%; VPB, SSI, KDB, TCB tăng.

Tổng số lượng mã giảm giá trên toàn thị trường vẫn đang nhỉnh hơn so với số mã tăng, tuy nhiên, nhiều mã giảm ở phiên buổi sáng đã phục hồi được ở phiên chiều. Thống kê có 483 mã giảm giá, 33 mã giảm sàn; phía tăng có 397 mã, 40 mã tăng trần.

Trong đó, không ít cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ cũng đạt được mức tăng giá/phục hồi mạnh. PSH tăng trần; AAA tăng 4,4%; DCM tăng 4,2%; HSG tăng 4%; CRE tăng 2,3%; VCI tăng 2,1%. HUB, TSC, TDG, VPS tăng trần, SVC tăng 6,7%; PAC tăng 33,2%; TCD tăng 5,9%; CKG tăng 4,1%; SGR tăng 4,1%.

Trớ trêu thay, trong họ cổ phiếu FLC vẫn không có một mã nào tăng giá, hầu hết giảm sâu. Mặc dù ngoại trừ ROS giảm sàn thì nhiều mã đã thoát sàn, tuy vậy, ART vẫn mất 8,8%; KLF mất 8,2%: AMD mất 6,7%; HAI mất 6,7%; FLC mất 5,6%.

Lỗ đau vì đu đỉnh họ FLC, cổ đông kêu cứu đại gia Trịnh Văn Quyết - 2

Không một mã cổ phiếu nào trong nhóm FLC tăng hoặc đứng giá (ảnh chụp màn hình).

Mặc dù cũng đã có nhiều nhà đầu tư thu được lãi lớn trước đó từ những mã này, song chỉ cần vài phiên cổ phiếu sàn hoặc chạm sàn, lập tức nhà đầu tư mất trắng lãi, thậm chí thua lỗ nặng nề.

"Tôi đang lãi 20% cổ phiếu ART khi mua ở vùng giá 10, rồi tôi tiếp tục mua thêm ở vùng giá 11, nay ART về sát 8.000 đồng, tôi như ngồi trên đống lửa vậy vì tài khoản đã lỗ nặng" - chị Thanh, một nhà đầu tư ở Hà Nội chia sẻ.

Trên một số diễn đàn, nhiều cổ đông "họ" FLC dùng cách nói đậm chất "ngôn tình" để tự trào về tình cảnh của bản thân: "Mãi sau này tôi mới biết, số lãi đó không thuộc về tôi, chẳng qua chỉ là tôi đã đi ngang qua đúng vào mùa thị trường sôi động nhất mà thôi!".

Lỗ đau vì đu đỉnh họ FLC, cổ đông kêu cứu đại gia Trịnh Văn Quyết - 3

Câu hỏi chung của nhiều cổ đông ART với lãnh đạo doanh nghiệp về giá cổ phiếu (Ảnh: FB).

Cổ đông ART cũng chia sẻ hình ảnh phiếu đặt câu hỏi tại phiên họp ĐHĐCĐ thường niên Công ty cổ phần chứng khoán BOS: "Tôi mua giá 11.500 đồng/cổ phiếu. Mấy hôm nay cổ phiếu bị bán sàn. Ngày 27/4, giá giao dịch là 8.200 đồng/cổ phiếu (thực tế giá đóng cửa ART là 8.300 đồng - PV). Vậy bao giờ tôi về được bờ? (giá đã mua)".

Đây cũng là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư đặt ra. Có những nhà đầu tư còn "kêu cứu" đến ông Trịnh Văn Quyết - dù thị giá cổ phiếu thường được quyết định bởi yếu tố cung - cầu trên thị trường.

Mai Chi

Tin liên quan