BSC: VCG nhiều khả năng sẽ không có nhiều dư địa tăng ngắn hạn
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Tăng ngắn hạn
- Chỉ báo xu hướng MACD: Trên mức 0
- Chỉ báo RSI: Phân kỳ dương, tiếp cận quá mua
- Khối lượng giao dịch tăng 150% so với trung bình 20 phiên giao dịch
Nhận định: VCG có phiên tăng điểm mạnh với khối lượng lớn vào phiên cuối tuần trước và đã vượt qua ngưỡng cản 18.000 đồng.
Tuy nhiên, với nền tích lũy khá ngắn như hiện tại, cổ phiếu VCG nhiều khả năng sẽ không có nhiều dư địa tăng sau phiên này mà sẽ tích lũy trên nền giá 19.000 đồng từ 6 đến 8 tuần trước khi có những tín hiệu mua mới.
Trong tuần này, cổ phiếu CVG diễn biến lình xình, khi có 2 phiên đứng tham chiếu ngày 27 và 30/8, một phiên tăng nhẹ 0,5% và giảm 2 phiên (-0,5%; -1,6%). Thanh khoản khớp lệnh trên dưới 2 triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, VCG giảm từ 18.500 đồng xuống 18.200 đồng/cổ phiếu, tương đương -1,62%.
VCSC khuyến nghị KHẢ QUAN dành cho DQC
CTCP Bóng đèn Điện Quang (DQC) cho biết sẽ tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt đợt đầu 1.500VND/cổ phiếu cho năm 2018, lợi suất cổ tức 5,3%. Ngày giao dịch không hưởng quyền dự kiến là 06/09/2018.
Chúng tôi dự báo công ty sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt tổng cộng 3.000VND/cổ phiếu cho năm 2018, lợi suất cổ tức 10,6%.
Theo giá đóng cửa phiên 24/8, DQC hiện đang giao dịch tại mức PER 2018 là 10,9 lần và EV/EBITDA 5,1 lần, mà theo chúng tôi là hợp lý.
Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN dành cho DQC với giá mục tiêu 28.500VND/cổ phiếu, tổng mức sinh lời 10,2%, bao gồm lợi suất cổ tức 10,6%.
Trong tuần này, cổ phiếu DQC tăng liên tiếp 3 phiên từ đầu tuần (4%; 1,5%; 0,7%), sau đó đứng tham chiếu phiên kế tiếp, trước khi giảm (-2,3%) phiên cuối tuần.
Thanh khoản khá thấp, trung bình trên dưới 30.000 đơn vị/phiên.
Chốt tuần, DQC tăng từ 28.400 đồng lên 29.500 đồng/cổ phiếu, tương đương +3,87%.
KIS khuyến nghị TĂNG TỶ TRỌNG đối với HSG
Chúng tôi ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng của HSG trong năm 2019 có thể đạt 38,950 tỷ đồng (+14% YoY) và 960 tỷ đồng (+22% YoY).
Chúng tôi định giá cổ phiếu HSG ở mức 14,500 đồng/cp vào cuối 2019. Với cổ tức tiền mặt ước tính 1,000 đồng/cp, lợi nhuận kỳ vọng đạt 50% so với giá hiện tại. Khuyến nghị: TĂNG TỶ TRỌNG đối với cổ phiếu HSG.
Trong tuần này, cổ phiếu HSG có 2 phiên tăng (2,3%; 1,9%), 1 phiên đứng tham chiếu ngày 29/8, và 2 phiên giảm (-2,3%; -1,4%).
Thanh khoản khớp lệnh trung bình trên dưới 3 triệu đơn vị/phiên, riêng phiên đầu tuần có gần 6 triệu đơn vị.
Chốt tuần, HSG tăng nhẹ không đáng kể từ 10.750 đồng lên 10.800 đồng/cổ phiếu.
KIS khuyến nghị TĂNG TỶ TRỌNG đối với NLG
Hoạt động bán hàng của NLG trong 6T2018 khá tốt. Khi số lượng sản phẩm lẫn giá trị thu về đều tăng. 1,107 sản phẩm đã được mở bán thành công (+33% YoY) tương đương với doanh số bán hàng khoảng 1,959 tỷ (+6% YoY).
Năm 2018 dự kiến cũng là một năm bán hàng khả quan của NLG với doanh số hợp đồng mua bán kế hoạch đạt 7,578 tỷ (+83% YoY).
Chúng tôi định giá NLG ở mức 34,500 đ/cp cuối 2018. Tổng mức lợi nhuận kỳ vọng đạt 17% (bao gồm suất sinh lợi cổ tức) so với giá thị trường là 30,000 đồng. Khuyến nghị TĂNG TỶ TRỌNG.
Trong tuần này, cổ phiếu NLG đứng tham chiếu phiên đầu tuần, sau đó liên tiếp tăng 2 phiên (4,6%; 0,9%), trước khi điều chỉnh nhẹ trong 2 phiên còn lại (-0,3%; -2,8%).
Thanh khoản khớp lệnh trung bình nửa triệu đơn vị/phiên, riêng phiên 28/8 có 1,4 triệu đơn vị.
Chốt tuần, NLG tăng từ 30.300 đồng lên 31.000 đồng/cổ phiếu, tương đương +2,31%.
BSC: có thể chốt lãi khi SHS tiến đến vùng 18.000 đồng
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Tăng ngắn hạn
- Chỉ báo xu hướng MACD: Trên mức 0
- Chỉ báo RSI: Phân kỳ dương, tiếp cận quá mua
- Khối lượng giao dịch tăng 120% so với trung bình 20 phiên giao dịch
Nhận định: SHS hôm nay có phiên bứt phá với giá và khối lượng tăng mạnh thể hiện sức mạnh của cổ phiếu trong ngắn hạn.
Với nền tích lũy được duy trì hơn 1 tháng và đã xuất hiện những phiên siết chặt thì xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn có độ tin cậy cao.
Phiên hôm nay là điểm mua của cổ phiếu này và nhà đầu tư có thể chốt lãi khi cổ phiếu tiến đến vùng 18.000 đồng.
Trong tuần này, cổ phiếu SHS có 3 phiên tăng (4,1%; 1,3%; 0,6%), và 2 phiên giảm (-1,3%; -1,9%).
Thanh khoản khớp lệnh trên dưới 1 triệu đơn vị/phiên, riêng ngày đầu tuần đột biến 2,85 triệu đơn vị.
Chốt tuần, SHS tăng từ 14.800 đồng lên 15.200 đồng/cổ phiếu, tương đương +2,7%.
VCSC giữ khuyến nghị MUA dành cho MWG
Chuỗi Thế giới Di động đạt tăng trưởng doanh thu 2% khi MWG đã ngừng mở rộng chuỗi này, trong khi tiếp tục chuyển đổi một số cửa hàng có doanh số cao thành Điện Máy Xanh mini. Đến cuối tháng 7, số cửa hàng Thế giới Di động giảm xuống 1.045 từ 1.072 vào cuối năm 2017.
Tuy nhiên, xét về ngành hàng, tổng doanh thu từ điện thoại di động, máy tính bảng, và máy tính xách tay, được bán trong cả hai chuỗi Thế giới Di động và Điện Máy Xanh tăng trưởng 19% trong 7 tháng đầu năm.
Con số này là cao hơn nhiều so với tăng trưởng chung của toàn ngành. Doanh thu online tăng mạnh 114% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 12% tổng doanh thu. Tính đến cuối tháng 07/2018, Bách Hóa Xanh (BHX) có 393 cửa hàng so với con số 283 vào cuối năm 2017.
Chúng tôi giữ khuyến nghị MUA dành cho MWG với giá mục tiêu 183.100 đồng/cổ phiếu, tổng mức sinh lời 52,6%, bao gồm lợi suất cổ tức 1,2%.
Trong tuần này, cổ phiếu MWG có 2 phiên tăng (2%; 0,6%), và 3 phiên giảm (-0,3%; -0,6%; -2,4%). Thanh khoản khớp lệnh trung bình có nửa triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, MWG giảm từ 121.000 đồng xuống 120.000 đồng/cổ phiếu.
BSC: Cổ phiếu VCB đang trong xu hướng tăng giá
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Tăng
- Chỉ báo xu hướng MACD: Hội tụ trên đường tín hiệu MACD trong 1 khoảng thời gian dài.
- Chỉ báo RSI: Xu hướng tăng về kênh Bollinger trên
- Đường MA: Đường MA 200 đang có xu hướng tăng lên cắt đường MA 50.
Nhận định: Cổ phiếu VCB bắt đàu xu hướng hồi phục từ cuối tháng 7, sau khi chạm đáy ở ngưỡng hỗ trợ 50.450 đồng. Xu hướng tăng trưởng được kéo dài trong 2 tháng gần đây, với ngưỡng hỗ trợ ngày một gia tăng.
Thanh khoản trong các phiên gần đây bắt đầu có xu hướng tăng trở lại thể hiện xu hướng tích lũy đột phá tiếp, với giá sau ngày một cao hơn giá trước.
Chỉ số RSI và đường MA200 đều báo hiệu xu hướng tăng trưởng sẽ còn tiếp diễn. Chỉ báo đường MACD đang báo hiệu 1 xu hướng tích lũy để tiếp tục tăng giá.
Khuyến nghị: Cổ phiếu VCB đang trong xu hướng tăng giá.
Nếu thanh khoản duy trì xu hướng tăng đều đặn, nhà đầu tư có thể mở vị thế ở ngưỡng hỗ trợ mức giá 63.900 đồng, chốt lãi ở ngưỡng kháng cự 70.000 đồng.
Nếu thanh khoản suy giảm, nhà đầu tư tiếp tục mở vị thế tại ngưỡng hỗ trợ 55.000 đồng và chốt lãi tại ngưỡng kháng cự là 65.000 đồng.
Trong tuần này, cổ phiếu VCB có 3 phiên tăng (1,8%; 1,4%; 1,1%), xen giữa là 2 phiên giảm (-1,4%; -2%).
Thanh khoản khớp lệnh trên dưới 1,5 triệu đơn vị/phiên, riêng ngày 28/8 có gần 2,6 triệu đơn vị.
Chốt tuần, VCB tăng nhẹ từ 62.000 đồng lên 62.500 đồng/cổ phiếu, tương đương +0,8%.
VCSC giữ khuyến nghị MUA dành cho POW
(CTCK Bản Việt - VCSC)
Chúng tôi giữ khuyến nghị MUA dành cho Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) với giá mục tiêu 19.600VND/cổ phiếu, tổng mức sinh lời 50,4%.
Chúng tôi ước tính lợi nhuận năm 2018 sẽ tăng 11,4% nhờ nhà máy Nhơn Trạch 1 phục hồi mạnh sau khi đại tu và chi phí khấu hao nhà máy Cà Mau giảm.
Kết quả này thấp hơn 5% so với dự báo trước dây của chúng tôi do NT2 gặp phải vấn đề nguồn khí (do trục trặc máy nén khí) chi phí nhân công của POW cao hơn ước tính trước đây.
Chúng tôi dự báo EPS sản xuất điện sẽ tăng 35,4% năm 2019 và 15,3% năm 2020 do tình trạng thiếu hụt điện sẽ trầm trọng hơn, chi phí khấu hao nhà máy Cà Mau và Nhơn Trạch 1 giảm, nhà máy Vũng Áng hoạt động ổn định và chi phí lãi vay liên quan đến nhà máy này giảm.
Trong tuần này, cổ phiếu POW tăng cả 5 phiên giao dịch (0,8%; 1,5%; 5,3%; 2,2%, 0,7%).
Thanh khoản tăng vọt so với tuần trước đó, phiên thấp nhất cũng có hơn 1,1 triệu đơn vị, phiên cao nhất có 3,4 triệu đơn vị.
Chốt tuần, POW tăng từ 13.100 đồng lên 14.100 đồng/cổ phiếu, tương đương +7,63%.
VCSC giữ khuyến nghị MUA dành cho VEA
Chúng tôi giữ khuyến nghị MUA dành cho Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) với PEG 3 năm hấp dẫn tại mức 0,6 và lợi suất cổ tức lên đến 9,4%.
Chúng tôi tăng giá mục tiêu dành cho VEA thêm 28% vì các công ty liên kết ô-tô xe máy của VEA đạt kết quả cao hơn dự báo của chúng tôi; đồng thời, chúng tôi cũng phản ánh vào định giá vị thế tiền mặt lớn của công ty ở cấp độ công ty mẹ.
KQLN 6 tháng đầu năm 2018 củng cố quan điểm lạc quan của chúng tôi dành cho VEA, vốn dựa trên việc công ty hưởng lợi từ sự phát triển của thị trường ô-tô xe máy hấp dẫn của Việt Nam nhờ sở hữu cổ phần 20%-30% tại các nhà sản xuất hàng đầu như Honda, Toyota, và Ford Vietnam.
LN ròng 6 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh 51% chủ yếu nhờ tổng lợi nhuận tính riêng của các công ty liên kết mảng ô-tô xe máy tăng trưởng khoảng 25%.
Ngoài ra, kết quả tăng trưởng trong 6T 2018 còn được hỗ trợ bởi việc năm tài chính 2017 có thời gian báo cáo ngắn hơn thông lệ do quá trình cổ phần hóa cũng như việc ghi nhận LN từ Ford năm 2017 được hoãn qua năm 2018.
Chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo LN ròng thường xuyên cho năm 2018 thêm 14% vì doanh số xe máy Honda và biên lợi nhuận của các công ty liên kết ô-tô xe máy nói chung là tốt hơn kỳ vọng của chung tôi.
Trong tuần này, cổ phiếu VEA giảm 3 phiên liên tiếp từ đầu tuần (-1,3%; -2,4%; -2,1%), và phục hồi trong 2 phiên còn lại (5,3%; 0,3%).
Thanh khoản khớp lệnh từ khoảng 300.000 đến hơn 600.000 đơn vị/phiên, riêng ngày 28/9 có hơn 1 triệu đơn vị.
Chốt tuần, VEA giảm từ 30.100 đồng xuống 29.700 đồng/cổ phiếu, tương đương -1,33%.
VCSC giữ khuyến nghị MUA dành cho VPB
Chúng tôi giữ khuyến nghị MUA dành cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) với định giá hấp dẫn với ROAA dự báo sẽ tăng lên 2,6% trong năm 2018, nợ xấu hình thành chậm lại tại ngân hàng mẹ, và thu nhập lãi thuần có mức cơ sở cao và đà tăng trưởng của thu nhập ngoài lãi hỗ trợ nhờ cả VPB nói riêng và FE Credit.
Tuy nhiên, chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 12 tháng xuống 34.300VND/cổ phiếu, tỷ lệ tăng 36,9% vì FE Credit đạt kết quả thấp hơn so với dự kiến trong 6 tháng đâu năm do nợ xấu tăng mạnh kéo theo chi phí tín dụng và dự báo tăng trưởng tín dụng được điều chỉnh giảm.
Tại mức P/B dự phóng 1,6 lần, VPB vẫn rất hấp dẫn ngay cả nếu tính vào giả định tăng trưởng tín dụng FE Credit thấp hơn dự báo.
Tăng trưởng tín dụng điều chỉnh 2018 của ngân hàng mẹ là 15%, phù hợp với quy định của NHNN, trong khi FE Credi đạt tăng trưởng tín dụng 20% so với năm 2017 do ngành tài chính tiêu dùng chững lại.
NIM hợp nhất 2018 là 9,2% vì (1) lợi suất tài sản sinh lời chung tại ngân hàng mẹ tăng nhờ tập trung vào mảng hộ gia đình và (2) chi phí huy động ổn định do giảm phát hành giấy tờ có giá.
Chúng tôi dự báo thu nhập phí thuần tăng 29,6% so với năm 2017 nhờ (1) ngân hàng mẹ đạt tăng trưởng mạnh (trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt 56%) và (2) FE Credit thúc đẩy các dịch vụ bảo hiểm và tăng cường tỷ lệ thẻ tín dụng hoạt động sau khi gia tăng nền tảng khách hàng.
Trong tuần này, cổ phiếu VPB chỉ có 1 phiên giảm duy nhất vào 29/8 (-0,8%), còn lại 4 phiên đều tăng (1%; 0,6%; 1%; 1,6%).
Thanh khoản khớp lệnh phiên cuối tuần đột biến với gần 10 triệu đơn vị, các phiên còn lại có trên dưới 3 triệu đơn vị.
Chốt tuần, VPP tăng từ 25.050 đồng lên 25.900 đồng/cổ phiếu, tương đương +3,39%.
MBS khuyến nghị MUA với cổ phiếu TCB
Tiềm năng bất động sản, đặc biệt là các dự án mới của Vingroup, cùng với các khoản tài trợ và cho vay thương mại cho các công ty trong hệ sinh thái TCB như Vietnam Airlines, và Masan sẽ hỗ trợ tăng trưởng tín dụng ở mức cao trở lại 18% n/n trong năm 2018 và 2019.
Chúng tôi khuyến nghị MUA với cổ phiếu TCB và giá mục tiêu 2019 là 33.100 đồng (upside 21,8%).
Trong năm 2018 và các năm tiếp theo, chúng tôi dự báo đóng góp từ thu nhập ngoài lãi NII lên đến 33% tổng thu nhập hoạt động nhờ hệ sinh thái của các công ty lớn như Vingroup, Masan và Vietnam Airline.
Ngân hàng đã duy trì hiệu quả hoạt động cao nhất ngành và chúng tôi kỳ vọng CIR sẽ tiếp tục ở mức thấp hơn 29%. Chúng tôi dự báo lợi nhuận trước thuế (LNTT) sẽ tăng 27% n/n đạt 10.239 tỷ đồng và ROE sẽ đạt 20,9% vào năm 2018.
Trong tuần này, cổ phiếu TCB giảm 3 phiên liên tiếp từ đầu tuần (-0,4%; -0,9%; -0,4%), sau đó phục hồi nhẹ 0,6% phiên kế tiếp, trước khi hụt hơi, đứng tham chiếu phiên cuối tuần.
Thanh khoản khớp lệnh trồi sụt, có phiên hơn 1,6 triệu đơn vị, có phiên chỉ hơn 770.000 đơn vị.
Chốt tuần, TCB giảm nhẹ từ 26.600 đồng xuống 26.300 đồng/cổ phiếu, tương đương -1,12%.
VCSC giữ khuyến nghị KHẢ QUAN dành cho ACB
ACB: Chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15% Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho biết sẽ phát hành 163 triệu cổ phiếu (tương đương 15% lượng cổ phiếu đang lưu hành là 1.084 triệu) để trả cổ tức như đã công bố tại ĐHCĐ 2018.
Ngày đăng ký cuối cho cổ đông để nhận cổ tức là 07/09/2018 và ngày giao dịch không hưởng quyền là 06/09/2018.
Nguồn vốn Nguồn vốn sử dụng là lợi nhuận giữ lại sau khi phân bổ các quỹ cuối năm 2017. Sau đợt phát hành thành công này, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 11.259 tỷ đồng lên 12.996 tỷ đồng. Chốt phiên ngày 28/8, cổ phiếu ACB có giá 38.900VND/cổ phiếu, P/B hiện tại là 2,3 lần.
Chúng tôi giữ khuyến nghị KHẢ QUAN dành cho Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với giá mục tiêu 44.500VND/cổ phiếu, tỷ lệ tăng 15,5%.
Trong tuần này, cổ phiếu ACB đứng tham chiếu phiên đầu tuần, sau đó tăng 3 phiên kế tiếp (0,3%; 1%; 1%), và điều chỉnh trong phiên cuối tuần (-1,5%).
Thanh khoản khớp lệnh khá cao, trung bình trên dưới trên dưới 4 triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, ACB tăng nhẹ từ 38.800 đồng lên 39.100 đồng/cổ phiếu, tương đương +0,77%.
VCSC nâng khuyến nghị dành cho HDB lên KHẢ QUAN
Chúng tôi nâng khuyến nghị dành cho Ngân hàng TMCP Phát triển T.P Hồ Chí Minh (HDB) lên KHẢ QUAN và điều chỉnh tăng nhẹ giá mục tiêu lên 39.500VND/cổ phiếu, tỷ lệ tăng 9,8%, với lợi suất cổ tức 8,3%.
Nguyên nhân khiến chúng tôi điều chỉnh giảm giá cổ phiếu là việc điều chỉnh thu nhập ngoài lãi và tỷ lệ chi phí / thu nhập giảm có tác dụng hỗ trợ, trong khi phần bù rủi ro chủ sở hữu tăng lên góp phần làm giảm giá mục tiêu.
Chúng tôi đã phản ánh tác động của việc mua lại ngân hàng PG Bank (PGB) trong báo cáo lần đầu và dự báo sẽ được cơ quan có thẩm quyền thông qua vào giữa tháng 9/2018.
Chúng tôi cho rằng đây sẽ là yếu tố hỗ trợ tăng trưởng tín dụng của HDB trong tương lai khi ngân hàng đáp ứng điều kiện loại trừ theo Chỉ thị 04 của NHNN.
Thu nhập lãi dự kiến sẽ tăng tại mức 35,1% so với năm 2017 nhờ tỷ lệ cho vay / tiền gửi quy định cải thiện và đạt 74%. Thu nhập phí ròng dự báo sẽ tăng 126% so với năm 2017 nhờ hoạt động bancassurance của HD Saison.
Thu nhập phí ròng chiếm 5,7% tổng thu nhập từ hoạt động năm 2018.
Chúng tôi điều chỉnh giảm giả định chi phí/thu nhập năm 2018 xuống 50% nhờ các chi phí mở rộng mạng lưới trong các năm qua dễ thở hơn trong khi chúng tôi dự báo lợi nhuận ròng sẽ đạt tăng trưởng 49% năm 2018.
Trong tuần này, cổ phiếu HDB đứng tham chiếu phiên đầu tuần, và cũng có 3 phiên tăng sau đó (0,1%; 3,2%; 2,7%), và giảm trong ngày cuối tuần (-0,1%).
Thanh khoản khớp lệnh phiên thấp nhất cũng có gần 1 triệu đơn vị, phiên cao nhất có 2,95 triệu đơn vị.
Chốt tuần này, HDB tăng từ 36.000 đồng lên 38.150 đồng/cổ phiếu, tương đương +5,97%.
BSC: Cổ phiếu VJC đang trong xu hướng tăng giá dài hạn
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Tăng giá dài hạn
- Chỉ báo xu hướng MACD: Hội tụ trên đường trung tâm
- Chỉ báo RSI: Tiệm cận ngưỡng Bollinger trên
- Đường MA: Đường MA 20 cắt đường MA 50 biểu thị xu hướng hồi phục, thêm nữa đường MA 200 cũng duy trì xu hướng tăng và áp sát MA 50.
Nhận định: Cổ phiếu VJC đang trong xu hướng hồi phục từ ngưỡng đấy 130.000 đồng. Chỉ số RSI tiệm cận ngưỡng Bollinger trên nhưng vẫn chưa trạm vùng quá bán (70), cho thấy xu hướng tăng vẫn tiếp tục.
Đường MA 200 đang tăng trở lại có xu hướng vượt đường MA 50, cho thấy giá cổ phiếu vẫn đang gia tăng trong 1 khoảng thời gian dài.
Hiện tại, thanh khoản vẫn đang duy trì ở mức cáo, cho thấy xu hướng hỗ trợ nền giá cổ phiếu tại ngưỡng hỗ trợ 153.500 đồng.
Khuyến nghị: Cổ phiếu VJC đang trong xu hướng tăng giá dài hạn.
Khuyến nghị nhà đầu tư mở vị thế tại ngưỡng hỗ trợ 153.500 đồng, chốt lãi tại ngưỡng kháng cự 170.000 đồng và cắt lỗ tại nếu cổ phiếu rơi khỏi ngưỡng hỗ trợ 145.000 đồng.
Trong tuần này, cổ phiếu VJC tăng liên tiếp 4 phiên từ đầu tuần (0,8%; 1,4%; 0,1%; 1%), và điều chỉnh nhẹ trong phiên cuối tuần (-0,6%).
Thanh khoản khớp lệnh trên dưới 1 triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, VJC tăng từ 151.800 đồng lên 156.000 đồng/cổ phiếu, tương đương +2,76%.
BVSC khuyến nghị OUTPERPORM đối với cổ phiếu PC1
PC1 là doanh nghiệp xây lắp điện điện đầu ngành và được kỳ vọng tiếp tục bứt phá mạnh mẽ trong năm 2018.
Với mức giá đóng cửa 25.100 VND/CP vào ngày 28/8/2018, mức P/E năm 2018 của PC1 là 6,72 lần. Đây là mức P/E thấp đối với một cổ phiếu đầu ngành và có mức tăng trưởng mạnh mẽ.
Chúng tôi đánh giá mức P/E hợp lý của cổ phiếu PC1 là 9 lần, là mức P/E trung bình của ngành BĐS, ngành điện và ngành xây dựng (năm 2018, lợi nhuận gộp của ba mảng này xấp xỉ nhau và đóng góp 93% tổng lợi nhuận gộp).
Với mức P/E 9 lần, mức giá mục tiêu của PC1 năm 2018 là 33.600 VND/CP, cao hơn 33,86% so với mức giá hiện tại. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị OUTPERPORM đối với cổ phiếu PC1.
Trong tuần này, cổ phiếu PC1 giao dịch kém tích cực khi chỉ có 1 phiên cuối tuần tăng (1%), còn lại 3 phiên giảm (-1,6%; -0,8%; -0,2%), cùng 1 phiên đứng tham chiếu ngày 28/8.
Thanh khoản khớp lệnh cũng chỉ trên dưới 100.000 đơn vị/phiên.
Chốt tuần, PC1 giảm từ 25.500 đồng xuống 25.100 đồng/cổ phiếu, tương đương -1,56%
BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu DHG
Chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu DHG dựa trên giá trị ước tính hợp lý là 107.800 đồng/cổ phiếu, +17,8% so với giá đóng cửa ngày 29/8/2018.
DHG đang giao dịch ở mức PE 2018 là 16,9x dựa trên ước tính EPS forward 5.392 đồng/cổ phiếu.
Trong ngắn hạn, thông tin lợi nhuận H1 2018 giảm và áp lực chốt lời sau đợt thực hiện M&A và nới room có thể khiến giá cổ phiếu điều chỉnh hoặc đi ngang.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng đây là cơ hội để NĐT xem tích lũy cổ phiểu trước khi giá được hỗ trợ tăng nhờ lợi nhuận gia tăng vào cuối năm.
Ngoài ra, chúng tôi kỳ vọng Taisho sẽ tiếp tục nâng sở hữu đối với DHG và điều này sẽ tác động tích cực hơn cho giá cổ phiếu trong tương lai.
Trong tuần này, cổ phiếu DHG có 3 phiên giảm liên tiếp từ đầu tuần (-2,3%; -1,2%; -1,3%), sau đó phục hồi nhẹ (0,9%), trước khi đứng tham chiếu phiên cuối tuần.
Thanh khoản khớp lệnh trung bình trên dưới 250.000 đơn vị.
Chốt tuần, DHG giảm từ 96.000 đồng xuống 92.300 đồng/cổ phiếu, tương đương -3,85%.
VCSC giữ khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN dành cho DRC
Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu dành cho CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) nhưng giữ khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN vì giá cổ phiếu đã tăng trong thời gian qua với tin đồn một nhà đầu tư sẽ mua 14,5% cổ phần công ty từ việc thoái vốn của Vinachem vào cuối năm 2018.
Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 16% để phản ánh (1) chi phí quản lý và bán hàng thấp hơn so với dự báo vì DRC đã khẳng định được khả năng quản lý nhân viên và lương tốt; và (2) biên lợi nhuận từ lốp bias cao hơn so với dự báo nhờ giá cao su ổn định và dự kiến sẽ đi ngang trong 6 tháng cuối năm 2018.
Tuy nhiên, bất chấp các tín hiệu đáng khích lệ nói trên, chúng tôi vẫn tiếp tục giữ thái độ thận trọng dành cho DRC do vị thế cạnh tranh còn yếu, khiên công ty khó có thể chuyển chi phí giá đầu vào sang khách hàng mà không mất thị phần.
Trong tuần này, cổ phiếu DRC có 2 phiên tăng (2,4%; 1,5%), và 3 phiên giảm (-2,9%; -1,5%; -3,7%). Thanh khoản khớp lệnh trung bình trên dưới 300.000 đơn vị/phiên.
Chốt tuần, DRC giảm từ 26.850 đồng xuống 25.700 đồng/cổ phiếu, tương đương -4,28%.
Theo Lạc Nhạn
ĐTCK