Fica
  1. Chứng Khoán

Cú “đánh úp” bất ngờ khiến loạt đại gia mất tiền tỷ

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Những tưởng VN-Index đã chinh phục xong mốc 1.000 điểm trong ngày hôm nay thì bất ngờ, trong phiên chiều qua (19/9), nhiều cổ phiếu bị xả hàng khiến đà tăng của chỉ số bị thu hẹp đáng kể. VN-Index lỡ mất mốc quan trọng dù thanh khoản đạt cao.

 

​Những tỷ phú hàng đầu bị sụt giảm đáng kể giá trị tài sản trong cổ phiếu khi chỉ số quay đầu vào phiên giao dịch chiều

​Những tỷ phú hàng đầu bị sụt giảm đáng kể giá trị tài sản trong cổ phiếu khi chỉ số quay đầu vào phiên giao dịch chiều

Kết phiên, chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận tăng 2,05 điểm tương ứng 0,21%, đạt 995,54 điểm. Toàn sàn HSX có 171 mã tăng giá (15 mã tăng trần) song phía giảm đã xuất hiện một số mã mới với tổng cộng 116 mã.

Về phía sàn Hà Nội, với số mã tăng và số mã giảm tương đương nhau (77 mã tăng và 77 mã giảm), song do có sự hỗ trợ của những mã cổ phiếu lớn nên HNX-Index vẫn còn khá cân bằng. Có tới 5.120,12 tỷ đồng đã đổ vào giải ngân mua cổ phiếu trên HSX trong phiên này, khối lượng giao dịch được đẩy lên 244,41 triệu đơn vị. Trong khi đó, con số này trên sàn HNX là 62,03 triệu đơn vị tương ứng 818,12 tỷ đồng.

SHB và STB là hai mã có thanh khoản tốt nhất trên thị trường với khớp lệnh lần lượt đạt 16,3 triệu và 11,8 triệu cổ phiếu. Cả hai mã này đều tăng trong phiên: Cụ thể, SHB tăng 2,4% còn STB tăng 1,2% lên 12.550 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, được chuyển nhượng mạnh nhất lại là HNG dù khớp lệnh chỉ hơn 803 nghìn đơn vị nhưng lại được thỏa thuận tới 24,1 triệu đơn vị. Nhiều khả năng lô thỏa thuận 24 triệu cổ phiếu của mã này trong phiên hôm qua là giao dịch mà công ty mẹ Hoàng Anh Gia Lai đã đăng ký từ cách đây vài ngày.

Thống kê cho thấy, GAS vẫn là mã có đóng góp tích cực nhất cho thị trường. Trong mức tăng 2,05 điểm của VN-Index thì GAS đã đóng góp hơn 1,5 điểm. Ngoài ra, TCB, MSN, VPB, MBB, HPG… tăng giá cũng giúp chỉ số giữ được đà tăng.

Ngược lại, VIC giảm 1.000 đồng đã kéo VN-Index lùi xuống 1 điểm. Ngoài ra, SAB, NVL, PLX, CTG, VNM, YEG, LGC giảm giá đã góp phần khiến chỉ số bị “bẻ lái” và quay đầu trong phiên chiều qua.

Diễn biến bất lợi này đã khiến hàng loạt đại gia trên sàn chứng khoán bất ngờ bị “mất tiền” trong tài khoản. Cụ thể, giá trị tài sản trên sàn của người giàu nhất nước và cũng là người đang dẫn đầu danh sách người giàu trên sàn chứng khoán là ông Phạm Nhật Vượng bị sụt hơn 1.865 tỷ đồng.

Với mức giảm 1.300 đồng (tương ứng 1,9%) tại cổ phiếu NVL, ông chủ Novaland Bùi Thành Nhơn cũng mất khoảng 248 tỷ đồng tài sản trên sàn. Hay như ông chủ Thái của Sabeco cũng mất gần 1.031 tỷ đồng do SAB giảm 3.000 đồng tương ứng 1,3%.

Về phiên giao dịch hôm qua, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá, thanh khoản đã tăng mạnh so với phiên trước đó và cao hơn mặt bằng khối lượng bình quân 20 phiên.

BVSC nhận xét, độ rộng thị trường tích cực khi các mã tăng điểm chiếm ưu thế. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang có sự lạc quan đối với xu hướng thị trường. Dòng tiền đã có sự lan tỏa tốt hơn đến các dòng cổ phiếu.

Theo dự báo của BVSC, áp lực chốt lời có thể sẽ xuất hiện nhiều 900 hơn ở nhóm cổ phiếu vốn hoá trung bình đã tăng nóng trong những phiên tới. Trong khi đó, các cổ phiếu vốn hóa lớn có thể sẽ phải chịu áp lực bán trong hai phiên cuối tuần.

Thị trường đã có lần thứ hai tiếp cận vùng 1.000 điểm nhưng áp lực bán mạnh tại vùng cản này đã đẩy chỉ số thoái lui trở lại về cuối phiên. Theo nhận định của BVSC, chỉ số có thể sẽ điều chỉnh về vùng 990-993 điểm sau đó hồi phục trở lại trong phiên kế tiếp. Sau đó, chỉ số có thể sẽ thử thách lại vùng 1.000 điểm trong phiên cuối tuần.

“Nhà đầu tư có thể canh thị trường điều chỉnh để mua đón đầu các nhóm cổ phiếu đang trong nhịp điều chỉnh giảm. Hạn chế mua đuổi ở các mức giá cao đối với nhóm cổ phiếu đã tăng nóng. Tỷ trọng danh mục tổng nên được khống chế tối đa ở mức 60% cổ phiếu”, công ty này khuyến nghị.

Mai Chi

Tin liên quan