Dự án nhà ở xã hội tại Đại Mỗ được bán với giá 19,5 triệu đồng/m2
Giá nhà ở xã hội Hà Nội lên mức gần 20 triệu đồng/m2
Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội thông báo dự án nhà ở xã hội trên quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) với mức giá 19,5 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm phí bảo trì), mức giá cao nhất các nhà ở xã hội.
Dự án nhà ở xã hội tại quận Nam Từ Liêm có 427 căn để bán, 11 căn cho thuê với quy mô 1.630 người. Giá theo phê duyệt tạm tính của chủ đầu tư: Trung bình khoảng 19,5 triệu đồng/m2 (đã bao gồm thuế VAT và chưa bao gồm kinh phí bảo trì).
Trước đây, khi nhà ở xã hội được vay gói 30.000 tỷ đồng, nhà ở xã hội không vượt quá mức giá 15 triệu đồng/m2. Kết thúc gói tín dụng ưu đãi, giá nhà ở xã hội tăng dần.
Sau bao tranh cãi, Bộ Xây dựng chốt cho phép xây căn hộ diện tích 25m2
Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư 21/2019/TT-BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư (QCVN 04:2019/BXD) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020.
Theo Thông tư này, diện tích sử dụng tối thiểu của căn hộ chung cư không nhỏ hơn 25m2.
Đồng thời, tỷ lệ căn hộ có diện tích căn hộ nhỏ hơn 45m2 không được vượt quá 25% tổng số căn hộ của dự án.
Việc có nên cho phép căn hộ chung cư 25m2 đã từng được đem ra bàn luận khá nhiều. Trong đó, không ít ý kiến lo ngại việc phá vỡ quy hoạch, tạo ra các khu “ổ chuột” trên cao khi cho phép xây dựng các căn hộ với diện tích siêu nhỏ này…
Hình minh hoạ.
Đã quy định cấp sổ đỏ condotel, vì sao chuyên gia vẫn lo chuyện "vỡ trận"?
Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản 703 gửi các Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về việc sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là cú hích lớn cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong bối cảnh đang thoái trào hiện nay. Tuy nhiên, không phải chuyên gia nào cũng có cái nhìn “tươi sáng" như vậy về thị trường này.
Trong khi đó, ở góc độ chuyên gia pháp lý, Luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hừng Đông lại có những nghi ngại không nhỏ về thị trường này khi nhiều vấn đề pháp lý còn bỏ ngỏ.
Vị luật sư vẫn cho rằng chúng ta đang chạy theo “cái ngọn” chứ chưa phải “cái gốc” của vấn đề.
Luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hừng Đông.
"Vẽ" dự án kiểu... địa ốc Alibaba, lãnh đạo Bình Dương City Land "xộ khám"
Như Dân trí đã đưa tin, ngày 26/2, cơ quan chức năng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Thanh Hùng (26 tuổi) Tổng giám đốc và Hoàng Anh Vui (26 tuổi) Giám đốc pháp lý của Công ty Bình Dương City Land (P.Hoà Phú, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bên cạnh đó, cơ quan công an cũng tiến hành khám xét trụ sở của Công ty Bình Dương City land, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật liên quan đến việc lừa đảo bán đất nền để phục vụ công tác điều tra.
Việc 2 "chóp bu" của công ty này bị bắt được cho là hệ quả tất yếu của việc kinh doanh bất động sản bằng những dự án không có thật như kiểu của Nguyễn Thái Luyện, CEO địa ốc Alibaba từng "tác oai, tác quái" một thời gian.
Hà Nội "lệnh" xử lý tình trạng nở rộ xây nhà trên đất nông nghiệp
UBND TP Hà Nội vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố thực hiện kết luận của Thường trực Thành ủy về thực trạng, kết quả và giải pháp xử lý vi phạm lấn chiếm đất nông nghiệp , đất công trên địa bàn các quận, huyện, thị xã.
“Thực hiện thông báo kết luận của Thường trực Thành ủy về báo cáo thực trạng, kết quả và giải pháp xử lý vi phạm lấn chiếm đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, UBND TP giao UBND các quận, huyện, thị xã, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành. Báo cáo kết quả về UBND TP trước ngày 30/4/2020”, công văn nêu rõ.
Cùng với đó, các sở: Xây dựng, Tài chính, Quy hoạch - Kiến trúc, NN&PTNT tổ chức triển khai thực hiện, báo cáo kết quả về UBND TP trước ngày 31/3/2020.
Nguyễn Khánh (Tổng hợp)