Quốc tế 11/12/2013 18:48

Câu lạc bộ các ngân hàng Trung ương mới

FICA - Katharina Pistor, giáo sư Luật tại đại học Colombia, Mỹ đưa ra một quan điểm khá mới về ảnh hưởng xấu khi các ngân hàng trung ương tăng thanh khoản để giải cứu các ngân hàng và hệ thống tài chính thế giới.

 

 
Bà cho rằng việc các ngân hàng trung ương tham gia vào các hợp đồng hoán đổi tiền tệ (SWAP), cho phép ngân hàng khác quyền sử dụng đồng nội tệ của một nước không giới hạn, sẽ dẫn đến hiểm họa lớn.


Đầu tiên,cần phải giải thích thêm về nguồn gốc của SWAP. Bắt đầu từ năm 2007, khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu, hợp đồng SWAP được sử dụng như một phương thức giải cứu tạm thời giữa Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và ngân hàng quốc gia Thụy Sỹ (đóng vai trò như ngân hàng trung ương của nước này).

Hợp đồng này được gia hạn mỗi lần khủng hoảng làm cho thị trường chao đảo và gần đây nhất, 6 ngân hàng trung ương tuyên bố rằng sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng SWAP này vô thời hạn.

Thực tế này dẫn đến 2 câu hỏi lớn: Liệu các ngân hàng trung ương có đủ thẩm quyền để làm như vậy hay không? Và hợp đồng này áp dụng giữa các nước nào?

Tất nhiên, với các ngân hàng trung ương, nhiệm vụ quan trọng nhất là bình ổn giá cả trong thị trường nội địa, và sự ổn định của giá cả thì lại phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái. Vậy nên, có thể hiểu rằng ngân hàng trung nước có quyền can thiệp vào thị trường ngoại hối và quyền lực này, ít nhất là trong thời gian khủng hoảng, bao gồm cả những thỏa thuận với ngân hàng trung ương nước ngoài nhằm cung cấp thanh khoản đồng nội tệ không giới hạn.

Tuy nhiên khi mà các hợp đồng SWAP được kéo dài đến vô thời hạn, câu hỏi được đưa ra là liệu đây có còn là nhiệm vụ giải cứu nền kinh tế của các ngân hàng trung ương hay đã trở thành một phần trong quan hệ hợp tác chính trị giữa các nước liên quan? Liệu có đúng như lý giải của các ngân hàng này là thị trường đang trải qua giai đoạn khủng hoảng vô thời hạn, thậm chí là một “cuộc chiến kinh hoàng” không bao giờ chấm dứt? Nhưng nếu theo như giả thiết này, thì có đúng đắn hay không khi các hợp đồng SWAP chỉ được giới hạn trong một số các quốc gia nhất định.

Không phải bất cứ ngân hàng trung ương nào cũng được mời gia nhập câu lạc bộ SWAP. Câu lạc bộ này chỉ gồm 6 thành viên (C-6) là Fed, ECB, ngân hàng trung ương Anh (BoE), ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ), ngân hàng quốc gia Thụy Sỹ, và ngân hàng trung ương Canada (BoC). Có những lý giải hợp lệ cho chủ nghĩa cục bộ này.

C=6 nói rằng do mục tiêu bình ổn giá cả, chỉ các ngân hàng trung ương ở các quốc gia tình hình kinh tế gây bất ổn giá mới nên hoán đổi chéo nội tệ.. Nhưng sự lựa chọn các đối tác tiền tệ vẫn chỉ là vấn đề quan điểm. Ví dụ như, tại sao khong phải là Mexico mà lại là Canada? Trong khi cả 2 đều là thành viên của NAFTA (khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ)? Tại sao không phải Brazil một trong những nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới mà lại là Thụy Sỹ?

Việc chọn đối tác hóa ra lại có liên quan đến các vấn đề chính trị. Hợp đồng SWAP cho phép các nước lớn sử dụng những đồng tiền mạnh, trong khi các nước yếu nhất chịu nhiều thiệt hại nhất. Bị loại ra khỏi câu lạc bộ này, các nước yếu không có lựa chọn nào khác ngoài việc tự bảo hiểm cho bản thân bằng cách gia tăng dự trữ ngoại hối.

Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy các nước không có quyền sử dụng thanh khoản (không có hợp đồng SWAP) thường phải dự trữ ngoại hối nhiều hơn các nước có đặc quyền này. Trong khi đó, các nước này lại bị chính C-6 chỉ trích là làm xấu tình trạng cân bằng của thế giới vì dự trữ quá nhiều ngoại hối.

Nhóm C-6 này có thể đúng khi nghĩ rằng tính hình tài chính thế giới đòi hỏi các ngân hàng trung ương phải năng động hơn. Nhưng có công bằng và đúng đắn hay không khi những ngân hàng này được phép tự quyết định một hệ thống quản lý tiền tệ toàn cầu phục vụ cho lợi ích của mình, và không nghĩ đến các nước khác cũng bị ảnh hưởng tương tự trong cuộc khủng hoảng này? Tuyên bố chung của C6 tạo nền móng cho sự chia rẽ lớn giữa những nước hàng đầu và những nền kinh tế còn lại.

Họ đang yêu cầu chúng ta tin tưởng những gì họ đang làm là đúng đắn. Niềm tin là quan trọng nhưng khi có liên quan đến các quyết định chính trị, sự quản lý dân chủ và minh bạch cũng là điều cần thiết.

Lam Thanh

Theo Project - Syndicate

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *