Doanh nghiệp 29/12/2018 10:23

Cơ hội để khối tư nhân khai thác du lịch Việt vẫn rất rộng mở

Dựa trên kinh nghiệm phát triển tại các cường quốc “du lịch” trên thế giới, Việt Nam dường như đang ở đầu giai đoạn 2 trong quá trình phát triển. Theo đó, nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng khu nghỉ dưỡng quy mô lớn, sân bay hiện đại và hàng loạt dự án khác đã, đang và sẽ được triển khai.

Sau 11 tháng của năm 2018, khách du lịch tới Việt Nam đã gấp đôi con số năm 2015

Một báo cáo của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa công bố mới đây cho hay, trong năm 2018, số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế tiếp tục đạt thành thích ấn tượng.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng giảm nhẹ so với cùng kỳ nhưng không có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng từ sự bức phá số lượng khách du lịch này mặc dù ngành du lịch, bên cạnh ngành sản xuất, được chú trọng ưu tiên phát triển.

Tính đến cuối tháng 11/2018, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 14 triệu lượt, gần gấp đôi con số năm 2015. Phần lớn khách đến từ các nước Bắc Á, gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Hồng Kông. Trong khi đó, số lượng khách du lịch từ Mỹ cũng tăng 11,4% YoY, cao hơn mức 10,9% YoY trong cùng kỳ năm trước.

Tốc độ tăng trưởng khách du lịch Châu Âu giảm nhẹ. Bên cạnh đó, người Việt cũng sẵn sàng chi trả cho các chuyến du lịch hơn khi só lượng khách du lịch nội địa đạt mức cao nhất trong lịch sử, 73,2 nghìn lượt năm 2017. Điều kiện kinh tế tốt hơn và quy định visa được nới lỏng đối với các nước Châu Á và Phương Tây.

Tuy nhiên, chi tiêu bình quân khách du lịch tại Việt Nam thấp hơn tương đối so với các nước trong khu vực. Theo khảo sát của Lindquist, thành viên Hội đồng cơ quan Du lịch Vương quốc Anh, khách quốc tế thường chỉ chi 96 USD/ngày tại Việt Nam trong năm 2017. Con số này thấp hơn nhiều so với Singapore (325 USD/ngày), Thái Lan (163 USD/ngày), Malaysia (134 USD/ngày), Indonesia (132 USD/ngày) và Philippines (115 USD/ngày).

khách du lịch quốc tế

Phân tích cơ cấu chi tiêu của khách du lịch, VDSC cho biết, tình trạng thiếu địa điểm vui chơi, nghỉ dưỡng cùng các dịch vụ cao cấp. Cả khách quốc tế và khách nội địa thường chi phân nửa ngân sách cho chi phí đi lại và thuê phòng.

Trong khi đó, chi phí mua sắm hàng hóa, thăm quan khá khiêm tốn. Hệ thống cơ sở hạ tầng và địa điểm vui chơi giải trí còn lạc hậu làm giảm động lực chi tiêu của khách.

Dựa trên kinh nghiệm phát triển tại các cường quốc “du lịch” trên thế giới, Việt Nam dường như đang ở đầu giai đoạn 2 trong quá trình phát triển. Theo đó, nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng khu nghỉ dưỡng quy mô lớn, sân bay hiện đại và hàng loạt dự án khác đã, đang và sẽ được triển khai. Nhìn chung, theo VDSC, cơ hội đối với khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn rất rộng mở.

khách du lịch quốc tế

Mai Chi

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *